Thứ Tư, 30 tháng 8, 2017

DIỄN ĐÀN CÔNG NHẬN QUỐC TẾ IAF

DIỄN ĐÀN CÔNG NHẬN QUỐC TẾ IAF


Giới thiệu về IAF
Công nhận là một hoạt động đánh giá độc lập các tổ chức đánh giá sự phù hợp theo các tiêu chuẩn được công nhận để đảm bảo tính công bằng và năng lực của họ. Thông qua việc áp dụng các tiêu chuẩn quốc gia và quốc tế, chính phủ, bên môi giới, người tiêu dùng có thể tin tưởng vào kết quả kiểm tra và hiệu chuẩn, báo cáo thanh tra cùng các chứng nhận mà tổ chức đó cung cấp.
Các tổ chức công nhận được thành lập tại nhiều quốc gia với mục đích chính là đảm bảo các tổ chức chứng nhận sự phù hợp được giám sát bởi một tổ chức có thẩm quyền.
Các tổ chức công nhận, được đánh giá đủ năng lực bởi các tổ chức tương đương, đã ký các thỏa thuận giúp các sản phẩm và dịch vụ được chấp nhận nhiều hơn tại nhiều quốc gia, qua đó tạo nên một khung hỗ trợ mậu dịch quốc tế nhờ xóa bỏ các rào cản kỹ thuật.
Những thỏa thuận về các lĩnh vực gồm các hệ thống quản lý, sản phẩm, dịch vụ, nhân sự và các chương trình tương tự đánh giá sự phù hợp được Diễn đàn công nhận quốc tế (International Accreditation Forum - IAF) quản lý, còn những thỏa thuận về công nhận thanh tra và phòng thí nghiệm được Tổ chức công nhận Phòng thí nghiệm Quốc tế (International Laboratory Accreditation Cooperation - ILAC) quản lý. Cả hai tổ chức IAF và ILAC hợp tác với nhau cùng nỗ lực thúc đẩy công nhận và đánh giá sự phù hợp trên toàn thế giới.
Vai trò của IAF
IAF hoạt động với hai mục đích cơ bản. Mục đích thứ nhất là đảm bảo các tổ chức công nhận thành viên của diễn đàn chỉ công nhận cho các tổ chức đủ năng lực thực hiện công việc và không nảy sinh xung đột lợi ích. Mục đích thứ hai là thiết lập những thỏa thuận các bên cùng công nhận, gọi là Thỏa ước Công nhận lẫn nhau (Multilateral Recognition Arrangements - MLA) giữa các tổ chức công nhận thành viên, giúp giảm rủi ro cho doanh nghiệp và khách hàng thông qua đảm bảo chứng nhận công nhận đáng tin cậy ở bất cứ nơi nào trên thế giới.
MLA góp phần tăng sự tự do mậu dịch quốc tế thông qua việc loại trừ các rào cản kỹ thuật để giao thương. Diễn đàn IAF hoạt động nhằm tìm ra phương thức hiệu quả nhất để đạt được một hệ thống duy nhất cho phép các công ty có chứng chỉ đánh giá sự phù hợp được công nhận ở một nơi nào đó trên thế giới cũng được công nhận ở bất kỳ nơi nào khác trên thế giới. Mục tiêu của MLA chính là nhằm bao quát tất cả các tổ chức công nhận tại tất cả các quốc gia trên thế giới, nhờ đó loại bỏ được nhu cầu chứng nhận sản phẩm hay dịch vụ của các nhà cũng cấp ở mỗi quốc gia mà họ bán hàng hay cung cấp dịch vụ. Chứng nhận một lần - được chấp nhận ở mọi nơi.
Lợi ích của IAF MLA là gì?
Các tổ chức công nhận trên toàn thế giới, đã được đánh giá đủ năng lực bởi các tổ chức tương đương đã ký các thỏa thuận giúp các sản phẩm và dịch vụ được chấp nhận nhiều hơn tại nhiều quốc gia.
Mục đích của bản thỏa thuận, Thỏa ước Công nhận lẫn nhau (MLA) của IAF, là nhằm đảm bảo các tổ chức công nhận đã ký bản thỏa thuận MLA cùng công nhận, và sau đó là đảm bảo chứng nhận được công nhận được chấp nhận ở bất kỳ thị trường nào dựa trên một hoạt động công nhận.
Đối với chính phủ - IAF MLA đem lại một khung chắc chắn, đáng tin cậy cho chính phủ, giúp phát triển và đẩy mạnh thỏa thuận giao thương quốc tế song phương và đa phương giữa các chính phủ. Mục đích lâu dài chính là giúp các chứng nhận được công nhận, bao gồm cả các chứng chỉ được cấp ở các quốc gia khác được công nhận và chấp nhận sử dụng bởi cả các ngành công nghiệp công và tư nhân. Bằng cách này, mục tiêu tự do thương mại của “chứng nhận một lần – được chấp nhận ở mọi nơi” sẽ được hiện thực hóa.
Đối với Cơ quan quản lý – IAF MLA đại diện cho một “dấu chứng nhận phê duyệt” được công nhận trên toàn thế giới giúp chứng minh sự tuân thủ theo các tiêu chuẩn và yêu cầu đã được thỏa thuận. Do đó, rủi ro được giảm thiểu vì các quyết định đều dựa trên những chứng chỉ đáng tin cậy. Rất nhiều cơ quan, chẳng hạn như các cơ quan của chính phủ, đã nhận thấy tầm quan trọng của các chương trình công nhận đáng tin cậy được xây dựng dựa trên các tiêu chuẩn được công nhận trên toàn thế giới. Sự công nhận và IAF MLA giúp các cơ quan quản lý đáp ứng được trách nhiệm pháp định của họ thông qua việc cung cấp một hệ thống được công nhận trên toàn cầu để chấp nhận chứng nhận được công nhận.
Đối với doanh nghiệp - IAF MLA đem lại sự niềm tin lớn hơn cho các doanh nghiệp mua sản phẩm và sử dụng dịch vụ về chất lượng ổn định. Do đó, các doanh nghiệp có thể lựa chọn các nhà cung cấp từ những nơi xa hơn và biết rằng họ sẽ nhận được những sản phẩm và dịch vụ thỏa mãn một tiêu chuẩn được công nhận.
Đối với Các nhà sản xuất – Có sản phẩm được đánh giá và chứng nhận tuân thủ một tiêu chuẩn nhất định giúp các nhà sản xuất và các nhà cung cấp dịch vụ trở nên khác biệt với các nhà cung cấp ít uy tín hơn, nhờ vậy mà tạo ra được lợi thế cạnh tranh.
IAF MLA đảm bảo rằng các tiêu chuẩn, chi tiết kỹ thuật và phương pháp đánh giá sự phù hợp đều giống nhau, cho phép một chứng chỉ hay một chứng nhận được công nhận trên toàn thế giới. Việc này sẽ giúp giảm chi phí chứng nhận công nhận và giảm rủi ro sản phẩm hay dịch vụ bị đối tác quốc tế từ chối.
Đối với người tiêu dùng – Có thể có được niềm tin của người tiêu dùng với những sản phẩm hàng hóa hay dịch vụ có dán nhãn hay có chứng nhận sự phù hợp. IAF MLA đảm bảo những dịch vụ và hàng hóa như vậy có mặt trên thị trường, dù được sản xuất tại quốc gia nào, đều đạt các tiêu chuẩn về chất lượng và an toàn.
Thành viên IAF
Tất cả các tổ chức thực hiện và quản lý các chương trình công nhận các tổ chức chứng nhận các hệ thống quản lý chất lượng, sản phẩm, dịch vụ, con người, hệ thống quản lý môi trường các chương trình tương tự chứng nhận sự phù hợp đều có thể trở thành thành viên của Diễn đàn công nhận quốc tế IAF.
Các tổ chức này phải tuyên bố tham gia Thỏa ước Công nhận lẫn nhau (MLA) của IAF công nhận các công nhận của các thành viên khác tương đương với công nhận của chính họ. Thành viên Hiệp hội IAF là các tổ chức hay hiệp hội đại diện cho một nhóm tương tự các tổ chức trên toàn thế giới, trong cùng một lĩnh vực hay cùng một khu vực. Các tổ chức đó kết hợp với các chương trình cùng các Thành viên tổ chức công nhận IAF hỗ trợ thực hiện các mục tiêu của IAF.
****************************************************************************

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét