Thứ Bảy, 12 tháng 8, 2017

Chứng Nhận ISO 9001

ISO là gì?

ISO (Tổ chức Quốc tế về Tiêu chuẩn hóa - International Organization for Standardization) là tổ chức xây dựng các Tiêu chuẩn Quốc tế tình nguyện lớn nhất thế giới. Các Tiêu chuẩn Quốc tế cung cấp những tiêu chuẩn hiện đại cho các sản phẩm, dịch vụ và thực hành tốt, giúp nâng cao hiệu suất và hiệu quả của ngành công nghiệp. Được xây dựng dựa trên sự đồng thuận trên toàn thế giới, các tiêu chuẩn ISO giúp phá vỡ những rào cản mậu dịch quốc tế.
Tiêu chuẩn phổ biến nhất là ISO 9001, một hệ thống quản lý chất lượng cơ bản có thể được sử dụng trong mọi ngành nghề với mọi quy mô ở bất cư nơi đâu trên thế giới. Đạt được chứng nhận ISO 9001(hoặc các hệ thống quản lý/ tiêu chuẩn khác) cung cấp những bằng chứng khách quan chứng minh được rằng một doanh nghiệp đã triển khai hệ thống quản lý chất lượng hiệu quả và thỏa mãn mọi yêu cầu của tiêu chuẩn đang áp dụng. Chuyên gia công bằng bên ngoài được gọi là các tổ chức chứng nhận sẽ tiến hành đánh giá tại cơ sở để xác định xem liệu công ty có tuân thủ theo tiêu chuẩn hay không. Nếu họ tuân thủ thì sẽ được cấp chứng chỉ có địa chỉ, phạm vi hoạt động và dấu của tổ chức công nhận - tổ chức công nhận sự hợp pháp của tổ chức chứng nhận đó.

Cấp chứng chỉ ISO 9001

   Không cần phải thuê những công ty tư vấn ISO 9001 đắt tiền, bạn vẫn có thể có được chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng (HTQLCL) đạt tiêu chuẩn ISO 9001. Điều quan trọng là bạn phải biết được đường đi nước bước và thực hiện theo đúng các bước đó.

   Bước 1: Ra quyết định thực hiện

HTQLCL hiện tại của công ty có đáp ứng được yêu cầu quản lý, giám sát và kiểm tra hay không? Công ty có nhất thiết phải thay đổi HTQLCL hiện tại theo tiêu chuẩn ISO hay không? Nếu cần, ban lãnh đạo tổ chức nhất định phải có những hiểu biết về ISO. Vì vậy, khi quyết định xây dựng lại một HTQLCL theo đúng tiêu chuẩn ISO 9001, công ty cần tìm hiểu về ISO thông qua các khóa đào tạo nhận thức về ISO.
  Bước 2: Chọn người đại diện cho công ty
HTQLCL đạt chuẩn ISO yêu cầu phải có người chịu trách nhiệm chính. Vì vậy, công ty cần cử ra người đại diện làm lãnh đạo chất lượng (QMR). Lãnh đạo chất lượng phải là người am hiểu về ISO 9001 để có thể áp dụng có hiệu quả HTQLCL đạt chuẩn vào hệ thống hiện có của công ty. Đây còn là người thực hiện các cuộc đánh giá nội bộ ISO 9001 định kỳ hàng tháng.

  
 Bước 3: Xây dựng kế hoạch thực hiện

Sau khi xem xét các điều khoản và yêu cầu của HTQLCL theo chuẩn ISO, tổ chức cần kiểm tra xem mình có thể đáp ứng những yêu cầu nào? Còn thiếu những điều khoản nào? Có thể thay đổi để đáp ứng điều khoản đó hay không? Nếu có thể thì cần phải làm những việc làm gì? Khối lượng công việc ra sao? Ai sẽ phụ trách? Tất cả những câu hỏi đó phải có câu trả lời và được thực hiện theo từng bước một. Đó được gọi là kế hoạch thực hiện. Có được kế hoạch thực hiện rồi, tổ chức cũng dễ dàng xác định được thời gian đánh giá chứng nhận.

  
 Bước 4: Thông báo trong nội bộ

Sau khi đã xây dựng được kế hoạch thực hiện việc áp dụng tiêu chuẩn ISO, các thành viên trong tổ chức cần phải biết kế hoạch này. Sẽ có nhiều ý kiến trái chiều trong việc thay đổi theo HTQLCL theo chuẩn ISO. Bạn cần phải giải thích rõ để mọi người biết kế hoạch và thực hiện (đối với các bộ phận trực tiếp chịu ảnh hưởng) hoặc hỗ trợ (đối với các bộ phận có liên quan).
  
 Bước 5: Viết tài liệu ISO 9001 cho tổ chức
Tiêu chuẩn ISO 9001 đòi hỏi phải có hệ thống các tài liệu bắt buộc. Việc viết các tài liệu này sẽ làm tốn nhiều thời gian và công sức, nhưng nó cũng trả lời được câu hỏi: “Tổ chức sẽ được gì sau khi áp dụng HTQLCL chuẩn ISO 9001”? Sẽ có các mẫu sẵn có để bạn tham khảo và dựa vào đó để viết theo sao cho phù hợp và đúng với điều kiện thực tế của tổ chức. Mỗi một hạng mục, lại có nhiều mẫu để bạn tham khảo. Việc lựa chọn các mẫu này sao cho phù hợp cũng rất quan trọng. Nó phải đáp ứng được việc xây dựng và áp dụng hệ thống tiêu chuẩn chất lượng ISO 9001.
  
 Bước 6: Áp dụng vào thực tế
Tài liệu đã được viết ở bước 5 phải được thông báo đến các phòng, ban có liên quan để triển khai thực hiện. Trong quá trình đó, các quy trình làm việc mới có thể làm phát sinh ra một số vấn đề. Những vấn đề đó phải được ghi chép lại thành một hướng dẫn thực hiện chi tiết công việc. Việc này phải được chính những nhân viên trực tiếp làm công việc đó viết ra.

Bước 7: Đánh giá nội bộ
Ở bước 2, tổ chức đã cử người làm đại diện, có hiểu biết nhất định về ISO. Sau tất cả các bước thực hiện, ISO 9001 yêu cầu tổ chức phải đánh giá nội bộ định kỳ hàng tháng để biết được chất lượng công việc sau khi áp dụng HTQLCL ISO 9001. Đây là việc làm cần thiết và quan trọng trước khi được đánh giá chứng nhận ISO 9001.
  
 Bước 8: Đăng ký ISO 9001
ISO sẽ ủy quyền cho một tổ chức có đủ năng lực để đánh giá HTQLCL của tổ chức bạn đang làm. Nếu đủ các điều kiện, điều khoản mà ISO đưa ra trong từng hạng mục và điều khoản, tổ chức của bạn sẽ được cấp giấy chứng nhận ISO. Nếu chưa đủ điều kiện, bạn tiếp tục phải thay đổi lại cho phù hợp. Vì vậy, bạn phải chọn được tổ chức kiểm định và chứng nhận phù hợp với tổ chức của bạn để việc đăng ký ISO không mất nhiều thời gian.
  
 Bước 9: Nhận chứng chỉ ISO
Để nhận được giấy chứng nhận, tổ chức của bạn phải được tổ chức chứng nhận ISO ủy quyền đánh giá chất lượng. Họ thấy đã đạt các tiêu chí sẽ cấp giấy chứng nhận cho tổ chức. Nghĩa là, tổ chức của bạn phải vượt qua được kỳ đánh giá. Một vấn đề khó trong bước này là nhân viên trong tổ chức của bạn có thể sẽ không quen với việc đánh giá của người bên ngoài tổ chức. Vì vậy, bạn cần phổ biến đến nhân viên, hướng dẫn họ cách thức tương tác, phối hợp với chuyên gia đánh giá để cuộc đánh giá diễn ra hoàn hảo.
  
 Bước 10: Duy trì sau khi được cấp chứng chỉ
 ISO 9001
Việc nhận được chứng chỉ chưa phải là bước cuối cùng, việc duy trì chứng chỉ này sẽ giúp tổ chức đạt được nhiều lợi ích. Từ việc áp dụng HTQLCL đạt tiêu chuẩn sẽ nâng cao hiệu quả làm việc của tổ chức. Đây còn là một trong những yếu tố để đối tác của tổ chức cân nhắc và lựa chọn để hợp tác. Trong quá trình hoạt động, tổ chức cần cải tiến liên tục các quy trình và hệ thống của mình cho phù hợp với tình hình thực tiễn, làm cơ sở để tiếp tục duy trì ISO.
Như vậy, việc nhận chứng chỉ ISO 9001 không quá phức tạp hay tốn kém. Chỉ cần tổ chức thực sự mong muốn và thực hiện theo các bước trên, việc nhận chứng chỉ ISO sẽ trở nên dễ dàng hơn rất nhiều.
Trung tâm Giám định và Chứng nhận hợp chuẩn hợp quy - VietCert là Tổ chức chứng nhận phù hợp của Việt Nam được cấp phép hoạt động bởi Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Công thương, Bộ Xây dựng, Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn với các hoạt động chính: Đào tạo chuyên gia đánh giá chứng nhận sản phẩm, chuyên gia đánh giá chứng nhận các hệ thống quản lý; Chứng nhận sản phẩm, hàng hóa phù hợp tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN), tiêu chuẩn nước ngoài (JIS, ASTM, GOST, GB...), tiêu chuẩn khu vực (EN, CEN,...) và tiêu chuẩn quốc tế (ISO, IEC,...); Chứng nhận sản phầm, hàng hóa phù hợp quy chuẩn kỹ thuật; Chứng nhận VietGap; Chứng nhận các hệ thống quản lý phù hợp tiêu chuẩn ISO 9000, ISO 14000, ISO 22000, HACCP.
Vietcert tự hào là đơn vị cung cấp dịch vụ chứng nhận uy tín nhất hiện nay. Với đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, quy trình tư vấn, chăm sóc khách hàng bài bản, các thành viên trong công ty luôn nỗ lực hết mình chắc chắn sẽ đem đến cho quý khách hàng sự hài lòng tuyệt đối.Với mục tiêu trở thành tổ chức tư vấn chứng nhận số 1 Việt Nam và Quốc tế được khách hàng lựa chọn,  Vietcert luôn đề cao chữ tín với phương châm “Chất lượng tạo niềm tin“. Để hiểu rõ hơn về dịch vụ chứng nhận   và các dịch vụ khác của chúng tôi, bạn vui lòng liên hệ với địa chỉ sau để được tư vấn trực tiếp.
Liên hệ VietCert để được tư vấn tốt nhất:
Tp. Hà Nội: 0905. 209 089
Tp. HCM: 0905.527089 
Tp. Đà Nẵng: 0914 020 795
Tp. Cần Thơ: 0903 561 159 
Email: info@vietcert.org
Website: www.vietcert.org
-----------------------------------------------

TRUNG TÂM GIÁM ĐỊNH VÀ CHỨNG NHẬN HỢP CHUẨN HỢP QUY VIETCERT

  •  Nhà cung cấp dịch vụ chứng nhận sản phẩm hợp chuẩn; Chứng nhận sản phẩm hợp quy; chứng nhận các hệ thống quản lý ISO; Chứng nhận VietGAP trong lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi; giám định thương mại
  •  Dịch vụ đào tạo và sử dụng kiến thức sâu rộng về ngành để hỗ trợ các tổ chức khắc phục rủi ro và hoạt động trong môi trường kinh doanh năng động và đầy thử thách.
  •  Là đơn vị uy tín trên thị trường, hân hạnh được phục vụ hơn 14.000 khách hàng trong và ngoài nước.
  •  Đội ngũ chuyên gia đa lĩnh vực, đa ngành có sự hiểu biết toàn diện và kiến thức sâu rộng trong lĩnh vực chứng nhận sự phù hợp.
Ms Yến - Nhân viên kỹ thuật
Mail: vietcert.kythuat50@gmail.com

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét