Thứ Tư, 31 tháng 1, 2018

Công bố hợp quy phụ gia thực phẩm – Chất ổn định
**************
Công bố chất lượng, chứng nhận hợp quy thực phẩm
     Chất ổn định là phụ gia thực phẩm được sử dụng với mục đích duy trì sự phân tán của hai hay nhiều thành phần nhằm tạo nên sự đồng nhất cho sản phẩm. Một số loại chất tạo phức kim loại đã có QCVN như: Polyvinylpyrolidon, calci lactat, kali dihydrocitrat, dinatri orthophosphat, dikali orthophosphat, tricalci orthophosphat, amoni polyphosphat, natri hydrogcarbonat, kali carbonat, amoni hydrocarbonat, kali clorid, monokali orthophosphat. Theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phụ gia thực phẩm – chất ổn định (QCVN 4-13:2010/BYT) quy định các yêu cầu kỹ thuật và quản lý về chất lượng, vệ sinh an toàn đối với các chất ổn định được sử dụng với mục đích làm phụ gia thực phẩm. Và việc công bố hợp quy phụ gia thực phẩm-chất ổn định là bắt buộc đối với tất cả các nhà sản xuất hay kinh doanh.
Công bố hợp quy phụ gia thực phẩm – Chất ổn định
Thủ tục thực hiện:
      Việc Công bố hợp quy phụ gia thực phẩm – Chất ổn định này cần đảm bảo chất ổn định đáp ứng đúng các Yêu cầu kỹ thuật và phương pháp thử được quy định tại các phụ lục ban hành kèm theo Quy chuẩn QCVN 4-13:2010/BYT như sau:
  • Phụ lục 1: Yêu   cầu   kỹ  thuật  và   phương   pháp   thử   đối   với Polyvinylpyrolidon
  • Phụ lục 2: Yêu cầu kỹ thuật và phương pháp thử đối với calci lactat
  • Phụ lục 3: Yêu  cầu  kỹ  thuật  và  phương  pháp  thử  đối  với  kali dihydrocitrat
  • Phụ lục 4: Yêu cầu kỹ thuật và phương pháp thử đối với dinatri hydrogen phosphat
  • Phụ lục 5: Yêu  cầu  kỹ thuật và phương pháp thử đối với dikali hydrogen phosphat
  • Phụ lục 6: Yêu cầu kỹ thuật và phương pháp thử đối với tricalci phosphat
  • Phụ lục 7: Yêu cầu kỹ thuật và phương pháp thử đối với amoni polyphosphat
  • Phụ lục 8: Yêu  cầu  kỹ thuật  và  phương  pháp  thử đối  với  natri hydrogen carbonat
  • Phụ lục 9 : Yêu  cầu  kỹ  thuật  và  phương  pháp  thử  đối  với  kali carbonat
  • Phụ lục 10 : Yêu cầu kỹ thuật và phương pháp thử đối với amoni hydrogen carbonat
  • Phụ lục 11 : Yêu cầu kỹ thuật và phương pháp thử đối với kali clorid
  • Phụ lục 12 : Yêu  cầu  kỹ  thuật  và  phương  pháp  thử  đối  với  kali dihydrogen phosphat
    Công bố hợp quy phụ gia thực phẩm-chất ổn định là bằng chứng để các tổ chức sản xuất, nhập khẩu thực phẩm chứng minh sản phẩm của mình đã được kiểm soát chặt chẽ khỏi các mối nguy vật lý, ô nhiễm, các loại vi sinh vật, không chứa các chất hóa học tổng hợp hay tự nhiên vượt quá mức quy định cho phép, gây ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng. Thực hiện theo đúng các quy định chuẩn bị đầy đủ hồ sơ công bố hợp quy thực phẩm theo quy định đó.
    Trên đây là những thông tin cơ bản nhất về Công bố hợp quy phụ gia thực phẩm – Chất ổn định nói riêng cũng như công bố thực phẩm nói chung một cách cơ bản sẽ rất hữu ích cho việc tìm hiểu của quý khách.
    Cần thêm bất kỳ thông tin gì, xin anh vui lòng liên hệ theo địa chỉ bên dưới. Vietcert hy vọng có cơ hội được cung cấp dịch vụ chứng nhận sản phẩm vượt trội đến Quý khách hàng.
Vietcert rất hân hạnh khi được hợp tác cùng Quý khách hàng.
Trân trọng cảm ơn!
--------
Thanks and Best regards,
---------------------------------------------------------------------
Trung tâm Giám định và Chứng nhận hợp chuẩn hợp quy Vietcert
Ms Minh- Phụ trách kinh doanh
Hotline : 0905305979

Email: Vietcert.kd61@gmail.com
Công bố hợp quy phụ gia thực phẩm – Chất khí đẩy
---------------------
Công bố chất lượng, chứng nhận hợp quy thực phẩm
     Nằm trong nhóm phụ gia thực phẩm cho nên việc Công bố hợp quy phụ gia thực phẩm – Chất khí đẩy là việc làm hoàn toàn cần thiết và mang tính chất bắt buộc nhằm đảm bảo sức khỏe người tiêu dùng.
Công bố hợp quy phụ gia thực phẩm – Chất khí đẩy:
     Trong  QCVN 4 -17: 2010/BYT của Bộ Y Tế định nghĩa Chất khí đẩy: là phụ gia thực phẩm dạng khí được cho vào thực phẩm
    Việc công bố sản phẩm là trách nhiệm với các Tổ chức, cá nhân nhập khẩu, xuất khẩu, sản xuất, buôn bán và sử dụng các chất khí đẩy làm phụ gia thực phẩm
    Việc lấy mẫu phải tuân thủ theo mẫu theo hướng dẫn tại Thông tư 16/2009/TT-BKHCN ngày 02 tháng 6 năm 2009 của Bộ Khoa học và Công nghệ
    Mẫu đại diện phải đáp ứng được các Yêu cầu kỹ thuật và phương pháp thử đối với các chất khí đẩy được quy định tại các phụ lục ban hành kèm theo Quy chuẩn  QCVN 4 -17: 2010/BYT của Bộ Y Tế như sau:
  • Phụ lục 1: Yêu cầu kỹ thuật và phương pháp thử đối với khí nitrogen
  • Phụ lục 2: Yêu cầu kỹ thuật và phương pháp thử đối với khí nitrogen oxyd
    Trình tự thủ tục công bố phải tuân thủ theo  Quy định thực hiện công bố thực phẩm trong nước, nhập khẩu , cụ thể  Quy định về chứng nhận hợp chuẩn, chứng nhận hợp quy và công bố hợp chuẩn, công bố hợp quy ban hành kèm theo Quyết định số 24/2007/QĐ-BKHCN ngày 28 tháng 9 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ và các quy định của pháp luật
     Bài viết trên đây hy vọng có thể giúp ích bạn trong việc tìm hiểu về Công bố hợp quy phụ gia thực phẩm – Chất khí đẩy của các bạn, để biết thêm nhiều thông tin bạn có thể xem các bài viết tương tự trong chuyên mục  Công bố chất lượng, chứng nhận hợp quy thực phẩm của chúng tôi.
      Cần thêm bất kỳ thông tin gì, xin anh vui lòng liên hệ theo địa chỉ bên dưới. Vietcert hy vọng có cơ hội được cung cấp dịch vụ chứng nhận sản phẩm vượt trội đến Quý khách hàng.
Vietcert rất hân hạnh khi được hợp tác cùng Quý khách hàng.
Trân trọng cảm ơn!
--------
Thanks and Best regards,
---------------------------------------------------------------------
Trung tâm Giám định và Chứng nhận hợp chuẩn hợp quy Vietcert
Ms Minh- Phụ trách kinh doanh
Hotline : 0905305979

Email: Vietcert.kd61@gmail.com
THỦ TỤC NHẬP KHẨU BAO BÌ TIẾP XÚC THỰC PHẨM BẰNG THỦY TINH
-----------

Điều kiện để nhập khẩu thực phẩm:
  Cơ sở cần phải thực hiện thủ tục công bố thực phẩm và giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm

Hồ sơ hải quan:
  – Tờ khai hải quan
  – Hợp đồng mua bán
  – Giấy phép nhập khẩu
  – Bản sao vận tải đơn
 – Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hoá (C/O) (có thể nộp chậm 60 ngày kể từ ngày đăng ký tờ khai hải quan)
  – Giấy xác nhận đăng ký kiểm tra chất lượng hàng hoá

Khi làm thủ tục thông quan, đơn vị nhập khẩu cần cung cấp một số giấy tờ sau:
  – Đối với các sản phẩm thay thế sữa mẹ, trình Bản đăng ký chất lượng hàng hoá do Cục quản lý CLVSATTP cấp.
  – Đối với các sản phẩm đặc biệt, trình Phiếu tiếp nhận hồ sơ công bố tiêu chuẩn và Tiêu chuẩn cơ sở có đóng dấu giáp lai của Cục Quản lý CLVSATTP.




Quy trình công bố hợp quy bao bì tiếp xúc thực phẩm bằng thủy tinh tại VIETCERT:
  – KH gửi mẫu đến đơn vị thử nghiệm là đối tác chiến lược của  VIETCERT để thử nghiệm mẫu, thời gian thử nghiệm từ 10-15 ngày kể từ ngày nhận mẫu.
  – Sau khi có kết quả thử nghiệm , VIETCERT sẽ hoàn thành bộ hồ sơ công bố trong thời gian sớm nhất ( 1-3ngày). Sau đó nộp trực tiếp lên Cục y tế đợi phản hồi.
  – Sau 3-5 ngày kể từ ngày nộp hồ sơ, Cục phải phản hồi để bổ sung hoặc sửa đổi hồ sơ. VIETCERT sẽ sửa đổi bổ sung trong 1 ngày rồi gửi lại Cục xem xét duyệt hồ sơ.
  – Khi hồ sơ được duyệt thì DN sẽ đợi Cục trả giấy Tiếp Nhận là hoàn tất quy trình chứng nhận.

LƯU Ý:
  – KH vui lòng gửi mẫu trước 2-3 tháng để hoàn thành thử tục công bố rồi mới nhập số lượng lớn về.
  – SP nhập về sau khi có giấy Tiếp nhận phải đúng với sản phẩm đã được chứng nhận và công bố.
  – Thời hạn giấy Tiếp nhận có hiệu lực 3 năm.
  – Trong 3 năm nhập khẩu về đúng các SP đã công bố thì kể từ lần thứ 2 chỉ cần KTNN và thử nghiệm SP.

Vietcert rất hân hạnh khi được hợp tác cùng Quý khách hàng.
Trân trọng cảm ơn!
--------
Thanks and Best regards,
---------------------------------------------------------------------
Trung tâm Giám định và Chứng nhận hợp chuẩn hợp quy Vietcert
Ms Minh- Phụ trách kinh doanh
Hotline : 0905305979

Email: Vietcert.kd61@gmail.com

Thứ Ba, 30 tháng 1, 2018

CÔNG BỐ HỢP QUY

CÔNG BỐ HỢP QUY – 0903 502 099

CÔNG BỐ HỢP QUY LÀ GÌ?
Công bố hợp quy là việc tổ chức, cá nhân tự công bố đối tượng của hoạt động trong lĩnh vực quy chuẩn kỹ thuật phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật tương ứng. (Khoản 9, điều 3, Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật)

TẠI SAO PHẢI CÔNG BỐ HỢP QUY ?
Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thuộc đối tượng phải áp dụng quy chuẩn kỹ thuật có trách nhiệm công bố sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ, quá trình, môi trường phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật tương ứng dựa trên kết quả chứng nhận hợp quy do tổ chức chứng nhận sự phù hợp … hoặc kết quả tự đánh giá của tổ chức, cá nhân trên cơ sở kết quả thử nghiệm của phòng thử nghiệm được công nhận hoặc chỉ định. (Khoản 1, điều 48, Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật)
Hàng hóa nhập khẩu thuộc nhóm 2 phải được công bố hợp quy, chứng nhận hợp quy theo quy chuẩn kỹ thuật tương ứng liên quan đến quá trình sản xuất, sản phẩm cuối cùng bởi tổ chức chứng nhận được chỉ định hoặc được thừa nhận theo quy định tại Điều 26 của Luật này. (Khoản 2, điều 34, Luật Chất lượng sản phẩm hàng hóa)

CƠ SỞ PHÁP LÝ
v Thông tư số 19/2012/TT-BYT
v Thông tư số 28/2012/TT-BKHCN
v Thông tư số 55/2012/TT-BNNPTNT

TRÌNH TỰ CÔNG BỐ HỢP QUY
Bước 1: Đánh giá sự phù hợp của sản phẩm so với quy chuẩn kỹ thuật tương ứng, được thực hiện tổ chức chứng nhận (bên thứ ba) hoặc do doanh nghiệp tự thực hiện (bên thứ nhất).
Bước 2: Đăng ký bản công bố hợp quy tại cơ quan chuyên ngành.

HỒ SƠ CÔNG BỐ HỢP QUY
1. Bản công bố hợp quy;
2. Bản sao y bản chính GPĐKKD hoặc giấy tờ tương đương;
3. Quy trình sản xuất;
4. Kế hoạch kiểm soát chất lượng;
5. Kế hoạch giám sát hệ thống quản lý;
6. Bản sao y bản chính Phiếu kết quả thử nghiệm mẫu điển hình;
7. Báo cáo đánh giá hợp quy.

Mọi thắc mắc xin vui lòng liên hệ:
VIETCERT - TRUNG TÂM GIÁM ĐỊNH VÀ CHỨNG NHẬN HỢP CHUẨN HỢP QUY
Ngọc Mỹ - 0903 502 099 - vietcert.kinhdoanh27@gmail.com
https://vietcertcentre.blogspot.com/

https://www.facebook.com/chungnhangiamdinhhanghoanhapkhau/

HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN KIỂM TRA HÀNG NHẬP KHẨU

HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN KIỂM TRA HÀNG NHẬP KHẨU – 0903 502 099

Kiểm tra hàng nhập khẩu được thực hiện nhằm đảm bảo chất lượng, tính an toàn cũng như pháp lý của hàng hóa để lưu thông vào thị trường.

Nắm rõ quy trình, đơn vị sẽ tiến hành các thủ tục nhanh gọn, đơn giản và thuận tiện nhất, đảm bảo hàng hóa lưu thông nhanh, đúng tiến độ dự tính, không phát sinh làm ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm.

YÊU CẦU BẮT BUỘC KIỂM TRA HÀNG NHẬP KHẨU
Nhằm đảm bảo chất lượng cũng như tính pháp lý của hàng hóa, mọi hàng nhập khẩu đều phải tiến hành kiểm tra căn cứ theo những thủ tục hành chính đã quy định.
v Luật chất lượng sản phẩm, hàng hóa 05/2007/QH12 ban hàng ngày 27/11/2007.
v Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ban hành ngày 31/12/2008 của Chính phủ nhằm quy định chi tiết một số điều luật của Luật chất lượng sản phẩm, hàng hóa.
v Cùng thông tư 17/2009/TT-BKHCN ban hành ngày 18/6/2009 của Bộ trưởng Bộ Khoa học công nghệ nhằm hướng dẫn kiểm tra cấp Nhà nước về chất lượng các sản phẩm hàng hóa nhập khẩu thuộc trách nhiệm đơn vị quản lý.

HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN KIỂM TRA HÀNG NHẬP KHẨU
v Đơn vị, cá nhân nhập khẩu hàng hóa sẽ tiến hành gửi yêu cầu Kiểm tra hàng nhập khẩu.
v Tiến hành đăng ký.
v Bộ hồ sơ sẽ bao gồm giấy đăng ký kiểm tra cùng bản photo các văn bản giấy tờ liên quan như hợp đồng, danh mục hàng hóa, bản sao các chứng chỉ chất lượng được chứng thực cùng vận đơn, hóa đơn, tờ khai hàng hóa, giấy chứng nhận xuất xứ (CO); ảnh hoặc bản mô tả mẫu nhãn hàng nhập khẩu.
v Khi tiến hành chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, đơn vị sẽ nộp tại cơ quan có thẩm quyền và chờ xét duyệt hồ sơ theo đúng thủ tục hành chính quy định để được tiến hành kiểm tra.

Mọi thắc mắc xin vui lòng liên hệ:
VIETCERT - TRUNG TÂM GIÁM ĐỊNH VÀ CHỨNG NHẬN HỢP CHUẨN HỢP QUY
Ngọc Mỹ - 0903 502 099 - vietcert.kinhdoanh27@gmail.com
https://vietcertcentre.blogspot.com/
https://www.facebook.com/chungnhangiamdinhhanghoanhapkhau/
Lần đầu tiên ban hành tiêu chuẩn Quốc gia cho khăn giấy ướt
---------

          Trong 1 vài năm gần đây, phân khúc khăn ướt Việt Nam nói riêng và ngành hàng tiêu dùng trẻ em nhìn chung được phân tách là rất tiềm năng. Vì vậy, có nhiều công ty trong và ngoài nước gia nhập phân khúc có sự tranh đua vô cộng khốc liệt. Trước đây, do chưa có nguyên tắc quốc gia cho mặt hàng này, nhà sản xuất sẽ tự ra mắt nguyên tắc cơ sở (TCCS) và tự chịu trách nhiệm có chất lượng sản phẩm của mình. Thực tế này tất yếu dẫn đến hiện trạng phân khúc khăn giấy ướt phát triển thành vàng thau lẫn lộn và bị thả nổi trong quản lý.
         Đứng trước đề nghị đây, vừa qua, Viện Tiêu chuẩn Chất lượng Việt Nam (VSQI) phối hợp có 1 vài đơn vị hữu quan tổ chức hội nghị phổ biến Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11528:2016, Khăn ướt sử dụng 1 lần và 1 vài văn bản liên quan. Đây được xem là tiểu chuẩn giúp 1 vài công ty sản xuất cũng như nhập khẩu mặt hàng khăn ướt ứng dụng, để chắc chắn sản phẩm đạt chất lượng theo đúng quy định. Mặt khác, nguyên tắc quốc gia này cũng là cơ sở kỹ thuật trong việc bảo lệ lợi ích của người tiêu dùng, độc đáo là đối tượng trẻ em đối có mặt hàng khăn ướt.
         Thực tế cho thấy, người tiêu dùng cũng ít nhiều hoang mang trong việc đưa ra chọn lọc chọn lọc 1 vài sản phẩm khăn ướt an toàn để sử dung. Thực tế này dẫn đến 1 vài nhận thức thiếu đầy đủ về sản phẩm khăn ướt, vốn là 1 sản phẩm vệ sinh cá nhân tiện lợi.
         Ghi nhận 1 số ý kiến của người tiêu dùng về việc có quan trọng hay không trong việc đưa nguyên tắc quốc gia cho mặt hàng khăn ướt để làm cơ sở chọn lọc, số đông ý kiến được hỏi đều cho rằng việc sớm ban hành nguyên tắc quốc gia là vô cộng cấp thiết.
            Bà Thái Quỳnh Hoa – Trưởng phòng Tiêu chuẩn Sản phẩm tiêu dùng – Viện Tiêu chuẩn Chất lượng Việt Nam cho biết: “Với mục tiêu bảo vệ ích lợi cũng như sức khỏe của người tiêu dùng, Viện Tiêu chuẩn Chất lượng Việt Nam đã tổ chức thi công Tiêu chuẩn quốc gia cho sản phẩm Khăn ướt theo đúng quy định hiện hành, trong đây trách nhiệm biên soạn thuộc về Ban kỹ thuật Tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC 38 Vật liệu dệt. Tiêu chuẩn quốc gia này sẽ là định hướng khoa học, đáng tin cậy để 1 vài công ty sản xuất cũng như nhập khẩu mặt hàng khăn ướt ứng dụng qua đây đưa ra được sản phẩm đạt chất lượng; nguyên tắc cũng giúp cho người tiêu dùng có cơ sở chọn lọc sản phẩm an toàn. Chúng tôi rất cần sự phối hợp tích cực đến từ 1 vài công ty trong và ngoài nước trong việc ứng dụng, phổ biến rộng rãi nguyên tắc quốc gia này.”
             Tiêu chuẩn quốc gia TCVN Khăn ướt và 1 vài văn bản liên quan – TCVN 11528:2016 do Ban kỹ thuật Tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC 38 Vật liệu dệt biên soạn, Tổng Cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ ra mắt.
          Trong nguyên tắc này đưa ra đầy đủ 1 vài đề nghị kỹ thuật cần thiết như 1 vài chỉ tiêu cơ lý, hoá sinh cũng như 1 vài biện pháp xác định tương ứng. Trong đây, 1 vài công ty và người tiêu dùng cần lưu ý độc đáo về quy định đối có chất tăng trắng quang học và độ kích ứng davì nó giúp ngăn chặn, hạn chế 1 vài tác động không mong muốn đến sức khỏe người sử dụng.
           Bên cạnh đây, người tiêu dùng nên kiểm tra kỹ chọn lọc của mình khi sử dụng khăn ướt, tránh 1 vài sản phẩm có chứa Tinopal và độ kích ứng.

           Cần thêm bất kỳ thông tin gì, xin anh vui lòng liên hệ theo địa chỉ bên dưới. Vietcert hy vọng có cơ hội được cung cấp dịch vụ chứng nhận sản phẩm vượt trội đến Quý khách hàng.Vietcert rất hân hạnh khi được hợp tác cùng Quý khách hàng.
Trân trọng cảm ơn!
--------
Thanks and Best regards,
---------------------------------------------------------------------
Trung tâm Giám định và Chứng nhận hợp chuẩn hợp quy Vietcert
Ms Minh- Phụ trách kinh doanh
Hotline : 0905305979

Email: Vietcert.kd61@gmail.com

GIỚI THIỆU ISO 14001
-----------
        ISO 14001 là bộ tiêu chuẩn về hệ thống quản lý môi trường (EMS) nó đưa ra các yêu cầu về quản lý môi trường cần đáp ứng cho của tổ chức. Mục đích của bộ tiêu chuẩn này là giúp các tổ chức sản xuất / dịch vụ bảo vệ môi trường ngăn ngừa ô nhiễm và cải tiến liên tục hệ thống quản lý môi trường của mình
     Bộ tiêu chuẩn ISO 14001: 2004 được ban hành vào 15/11/2004 thay thế cho tiêu chuẩn ISO 14001: 1996. Phiên bản ISO 14001: 1996 sẽ hết hạn vào 05/2006
     Bộ tiệu chuẩn TCVN ISO 14001: 2010 (ISO 14001/Cor.1: 2009) hiện hành thay thế cho tiêu chuẩn TCVN ISO 14001: 2005 (ISO 14001: 2004)
     Tiêu chuẩn ISO 14001 được áp dụng cho tất cả các loạI hình tổ chức không phân biệt quy mô, loại hình hoạt động hay sản phẩm.
Áp dụng tiêu chuẩn ISO 14001
      Tổ chức áp dụng hệ thống ISO 14001 để kiểm soát các khía cạnh và tác động môi trường của các hoạt động sản xuất/ dịch vụ của tổ chức và cải tiến liên tục để đáp ứng các yêu cầu pháp luật cũng như các yêu cầu của tiêu chuẩn.
       Áp dụng tiêu chuẩn ISO 14001 tổ chức cần chứng tỏ tổ chức đã thực hiện các biện pháp để bảo vệ và ngăn ngừa ô nhiễm
Để chứng tỏ tổ chức đã tuân thủ các yêu cầu của tiêu chuẩn ISO 14001 bằng một số cách sau đây:
          - Tự công bố rằng tổ chức của mình đã áp dụng phù hợp với tiêu chuẩn ISO 14001
          - Khách hàng hoặc các bên liên quan đánh giá sự phù hợp với tiêu chuẩn ISO 14001
        - Mời tổ chức độc lập đánh giá chứng nhận sự phù hợp với hệ thống quản lý môi trường ISO 14001
     Tiêu chuẩn ISO 14001 mong muốn các tổ chức tuân thủ đầy đủ các yêu cầu trong tiêu chuẩn không có ngoạI lệ. Mọi yêu cầu của tiêu chuẩn phảI được thiết lập, thực hiện và duy trì.
     Mức độ đạt được tuỳ thuộc vào từng tổ chức như quy mô mức độ phức tạp  của từng hệ thống quản lý môi trường. Mức độ tài liệu hoá phụ thuộc vào nguồn lực và năng lực con người. Làm thế nào để đạt được sự phù hợp với các yêu cầu của tiêu chuẩn này phụ thuộc vào các yếu tố như:
      - Quy mô của tổ chức
      - Vị trí của tổ chức
      - Phạm vị áp dụng của tổ chức
      - Chính sách môi trường của tổ chức
      - Loại hình hoạt động của sản phẩm/ dịch vụ của tố chức
      - Các khía cạnh và tác động môi trường của tổ chức
      - Các yêu cầu của pháp luật mà tổ chức cam kết tuân thủ
   Cần thêm bất kỳ thông tin gì, xin anh vui lòng liên hệ theo địa chỉ bên dưới. Vietcert hy vọng có cơ hội được cung cấp dịch vụ chứng nhận sản phẩm vượt trội đến Quý khách hàng.
Vietcert rất hân hạnh khi được hợp tác cùng Quý khách hàng.
Trân trọng cảm ơn!
--------
Thanks and Best regards,
---------------------------------------------------------------------
Trung tâm Giám định và Chứng nhận hợp chuẩn hợp quy Vietcert
Ms Minh- Phụ trách kinh doanh
Hotline : 0905305979

Email: Vietcert.kd61@gmail.com
12 bước áp dụng hợp lý HACCP
---------------------
Bước 1: Lập nhóm công tác về HACCP.
    Việc nghiên cứu HACCP đòi hỏi phải thu thập, xử lý và đánh giá các số liệu chuyên môn. Do đó, các phân tích phải được tiến hành bởi nhóm cán bộ thuộc các chuyên ngành khác nhau nhằm cải thiện chất lượng các phân tích và chất lượng các quyết định sẽ được đưa ra. Các thành viên phải được đào tạo và có đủ hiểu biết về những vấn đề liên quan trong công việc xây dựng và áp dụng chương trình HACCP.
Bước 2: Mô tả sản phẩm.
    Phải mô tả đầy đủ những chi tiết quan trọng của sản phẩm sẽ nghiên cứu, kể cả những sản phẩm trung gian tham gia vào quá trình sản xuất sản phẩm được xét có liên quan đến tính an toàn và chất lượng thực phẩm.
Bước 3: Xác định mục đích sử dụng.
     Căn cứ vào cách sử dụng dự kiến của sản phẩm đối với nhóm người sử dụng cuối cùng hay người tiêu thụ để xác định mục đích sử dụng.
  • Phương thức sử dụng
  • Phương thức phân phối
  • Điều kiện bảo quản và thời hạn sử dụng
  • Yêu cầu về ghi nhãn.
Bước 4: Thiết lập sơ đồ quy trình sản xuất
    Sơ đồ này và sơ đồ mặt bằng, bố trí thiết bị phải do nhóm HACCP thiết lập bao gồm tất cả các bước trong quá trình sản xuất. Đây là công cụ quan trọng để xây dựng kế hoạch HACCP.
Bước 5: Thẩm tra sơ đồ quy trình sản xuất
      Nhóm HACCP phải thẩm tra lại từng bước trong sơ đồ một cách cẩn thận bảo đảm sơ đồ đó thể hiện một cách đúng đắn quá trình hoạt động của quy trình trong thực tế. Phải kiểm tra sơ đồ này ứng với hoạt động của quy trình cả vào ban ngày lẫn ban đêm và những ngày nghỉ. Sơ đồ phải được chỉnh sửa cẩn thận sau khi nhận thấy những thay đổi so với sơ đồ gốc.
Bước 6: Xác định và lập danh mục các mối nguy hại và các biện pháp phòng ngừa
     Nhận diện tất cả các mối nguy hại có thể xảy ra. Những nguy hại được xem xét phải là những nguy hại mà việc xóa bỏ nó hay hạn chế nó đến mức độ chấp nhận được sẽ có tầm quan trọng thiết yếu đến chất lượng an toàn thực phẩm xét theo những yêu cầu đã được đặt ra.
Tiến hành phân tích mối nguy để xác định các biện pháp phòng ngừa kiểm soát chúng. Các biện pháp phòng ngừa là những hành động được tiến hành nhằm xóa bỏ hoặc giảm bớt mức độ gây hại của mối nguy đến một mức độ có thể chấp nhận được.
Bước 7: Xác định các điểm kiểm soát tới hạn CCPs
       Để xác định các CCPs có thể có nhiều cách tiếp cận khác nhau trong đó phổ biến là sử dụng CÂY QUYếT ĐịNH. Cây quyết định là sơ đồ có tính logic nhằm xác định một cách khoa học và hợp lý các CCPs trong một chu trình thực phẩm cụ thể. Rà soát lại các kết quả phân tích mối nguy hại và các biện pháp phòng ngừa đã lập. Loại bỏ các mối nguy hại có thể kiểm soát bằng việc áp dụng các phương pháp. Các mối nguy còn lại là các mối nguy không thể kiểm soát đầy đủ bằng các phương pháp thì tiến hành phân tích để xác định CCPs.
Bước 8: Thiết lập các ngưỡng tới hạn cho từng CCP
       Ngưỡng tới hạn là các giá trị được định trước cho các biện pháp an toàn nhằm triệt tiêu hoặc kiểm soát một mối nguy tại một CCP trong suốt quá trình vận hành. Mỗi điểm CCP có thể có nhiều ngưỡng tới hạn. Để thiết lập chúng, cần căn cứ vào các quy định vệ sinh, an toàn của nhà nước, các tiêu chuẩn quốc tế, các hướng dẫn kiến nghị quốc tế của FAO, WHO, các cứ liệu khoa học, các tài liệu kỹ thuật, các thông số quy trình công nghệ, các số liệu thực nghiệm.
        Để đảm bảo các chỉ tiêu cần kiểm soát không có cơ hội vượt ngưỡng tới hạn, cần xác định giới hạn an toàn để tại đó phải tiến hành điều chỉnh quá trình chế biến nhằm ngăn ngừa khả năng vi phạm ngưỡng tới hạn. Trong thực tế, đưa ra khái niệm “Ngưỡng vận hành” là giá trị tại đó của chỉ tiêu cần kiểm soát, người điều khiển phải kịp thời điều chỉnh thiết bị hay quy trình để đảm bảo giá trị đó không quá ngưỡng tới hạn. Như vậy, ngưỡng vận hành luôn luôn có hệ số an toàn cao hơn ngưỡng tới hạn và có giá trị luôn nằm trong vùng an toàn của ngưỡng tới hạn.
Bước 9: Thiết lập hệ thống giám sát cho từng CCP
       Giám sát là đo lường hay quan trắc theo lịch trình các thông số của CCP để so sánh chúng với các ngưỡng tới hạn. Hệ thống giám sát mô tả phương pháp quản lý sử dụng để đảm bảo cho các điểm CCP được kiểm soát, đồng thời nó cũng cung cấp những hồ sơ về tình trạng của quá trình để sử dụng về sau trong giai đoạn thẩm tra. Việc giám sát phải cung cấp thông tin đúng để hiệu chỉnh nhằm bảo đảm kiểm soát quá trình, ngăn ngừa vi phạm các ngưỡng tới hạn.
Bước 10: Thiết lập các hành động khắc phục
       Các hành động khắc phục được tiến hành khi kết quả cho thấy một CCP nào đó không được kiểm soát đầy đủ. Phải thiết lập các hành động khắc phục cho từng CCP trong hệ thống HACCP để xử lý các sai lệch khi chúng xảy ra nhằm điều chỉnh đưa quá trình trở lại vòng kiểm soát.
Bước 11: Thiết lập các thủ tục thẩm tra
       Hoạt động thẩm tra phải được tiến hành nhằm để đánh giá lại toàn bộ hệ thống HACCP và những hồ sơ của hệ thống. Tần suất thẩm tra cần phải đủ để khẳng định là hệ thống HACCP đang hoạt động có hiệu quả.
        Các phương pháp thẩm tra có thể bao gồm các hệ thống nội bộ, kiểm tra về mặt vi sinh các mẫu sản phẩm trung gian và cuối cùng, tiến hành thêm các xét nghiệm tại những điểm CCP có chọn lọc, tiến hành điều tra thị trường để phát hiện những vấn đề sức khỏe không bình thường do tiêu thụ sản phẩm, cập nhật số liệu từ phía người tiêu dùng sản phẩm. Đó chính là cơ sở để bổ sung, sửa đổi chương trình HACCP.
      Thủ tục thẩm tra bao gồm:
  • Xem xét lại nghiên cứu HACCP và những hồ sơ ghi chép
  • Đánh giá lại những lệch lạc và khuyết tật sản phẩm
  • Quan sát nếu các điểm CCP còn đang kiểm soát được
  • Xác nhận những ngưỡng tới hạn được xác định
  • Đánh giá lại chương trình HACCP và tình hình sử dụng sản phẩm của người tiêu dùng hiện tại và trong tương lai.
Bước 12: Thiết lập bộ tài liệu và lưu giữ hồ sơ HACCP
     Việc lưu giữ hồ sơ có hiệu quả và chính xác đóng vai trò quan trọng trong áp dụng hệ thống HACCP. Các thủ tục HACCP phải được ghi thành văn bản. Việc lập bộ tài liệu và lưu giữ hồ sơ phải phù hợp với tính chất và quy mô của quá trình hoạt động.
       Các loại tài liệu là: phân tích mối nguy, xác định các CCP, xác định ngưỡng tới hạn.
     Các loại hồ sơ bao gồm: Hồ sơ giám sát CCP, hồ sơ về các sai lệch và những hành động khắc phục kèm theo, hồ sơ về hoạt động thẩm tra.
       Cần thêm bất kỳ thông tin gì, xin anh vui lòng liên hệ theo địa chỉ bên dưới. Vietcert hy vọng có cơ hội được cung cấp dịch vụ chứng nhận sản phẩm vượt trội đến Quý khách hàng.
Vietcert rất hân hạnh khi được hợp tác cùng Quý khách hàng.
Trân trọng cảm ơn!
--------
Thanks and Best regards,
---------------------------------------------------------------------
Trung tâm Giám định và Chứng nhận hợp chuẩn hợp quy Vietcert
Ms Minh- Phụ trách kinh doanh
Hotline : 0905305979

Email: Vietcert.kd61@gmail.com