Thứ Tư, 13 tháng 6, 2018

CHỨNG NHẬN HACCP

CHỨNG NHẬN HACCP – 0903 502 099



1.CHỨNG NHẬN HACCP LÀ GÌ?
 Chứng nhận HACCP là tên viết tắt của Hazard Analysis and Critical Control Point là hệ thống quản lý chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm dựa trên nguyên tắc phân tích mối nguy và kiểm soát tới hạn trong quá trình sản xuất thực phẩm đảm bảo an toàn cho đối tượng tiêu dùng.Các nguyên tắc của chứng nhận HACCP được thực hiện trên toàn thế giới và áp dụng cho tất cả ngành sản xuất thực phẩm, đồ uống. Ngoài ra, hệ thống này cũng được áp dụng cho các sản phẩm đang tiêu thụ trên thị trường cũng như cho sản phẩm mới.
 Tuy nhiên, có thể thấy rằng chứng nhận HACCP không chỉ đơn thuần là phân tích mối nguy và kiểm soát tới hạn mà còn là công cụ đảm bảo các điều kiện tiên quyết như: Quy phạm thực hành sản xuất tốt tiêu chuẩn GMP, quy phạm thực hành vệ sinh tốt tiêu chuẩn SSOP cùng các tiêu chuẩn cần thiết khác đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.

2. ĐỐI TƯỢNG ÁP DỤNG CHỨNG NHẬN HACCP
 Các đối tượng áp dụng chứng nhận HACCP có thể kể đến như:
v Doanh nghiệp sản xuất kinh doanh thủy sản, thực phẩm, thức ăn chăn nuôi.
v Các cơ sở sản xuất chế biến thực phẩm, khu chế xuất, thức ăn công nghiệp.
v Cơ sở dịch vụ ăn uống, nhà hàng, khách sạn và các tổ chức khác hoạt động liên quan đến thực phẩm.

3. TẠI SAO DOANH NGHIỆP CẦN ÁP DỤNG CHỨNG NHẬN HACCP?
 Việc áp dụng chứng nhận HACCP sẽ giúp doanh nghiệp có được những lợi ích sau:
v Nâng cao uy tín chất lượng sản phẩm, tăng tính cạnh tranh, khả năng chiếm lĩnh và mở rộng thị trường so với những đối thủ khác, đặc biệt trong ngành thực phẩm xuất khẩu.
v Được phép in trên nhãn hàng dấu chứng nhận phù hợp của hệ thống HACCP, tạo lòng tin tuyệt đối với khách hàng cũng như bạn hàng.
v Tạo điều kiện thuận lợi cho việc đàm phán, ký kết hợp đồng thương mại trong và ngoài nước.
v Giảm chi phí bán hàng.
v Đáp ứng yêu cầu VSATTP của cơ quan chức năng thẩm quyền.
v Làm bước đệm quan trọng cho việc áp dụng tiêu chuẩn ISO 22000.
v Ngoài ra, việc áp dụng chứng nhận HACCP còn có lợi ích đối với ngành công nghiệp (Tăng khả năng cạnh tranh, tiếp thị, giảm chi phí cho sản phẩm hỏng hoặc bị thu hồi….), với nhà nước (cải thiện sức khỏe cộng đồng, tạo điều kiện cho sự phát triển thương mại…), với người tiêu dùng (Giảm nguy cơ mắc các bệnh lây truyền qua thực phẩm, cải thiện cuộc sống…)

Mọi thắc mắc xin vui lòng liên hệ:
VIETCERT - TRUNG TÂM GIÁM ĐỊNH VÀ CHỨNG NHẬN HỢP CHUẨN HỢP QUY
Ms. Ngọc Mỹ - 0903 502 099 - vietcert.kinhdoanh27@gmail.com

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét