CHỨNG NHẬN HỢP QUY SẢN PHẨM, HÀNG HÓA VẬT LIỆU XÂY DỰNG
Chất lượng sản phẩm, hàng hóa nói chung và sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng nói riêng luôn là vấn đề quan tâm không chỉ của nhà sản xuất, người tiêu dùng, của các cơ quan quản lý mà cả toàn xã hội. Để đảm bảo chất lượng sản phẩm, thông thường nhà sản xuất cần phải đặt ra các tiêu chuẩn chất lượng cho sản phẩm của mình. Theo quy định của Việt Nam và thông lệ quốc tế, sản phẩm hàng hóa có thể áp dụng Tiêu chuẩn quốc gia (TCVN), tiêu chuẩn cơ sở (TCCS) hay các tiêu chuẩn nước ngoài, hoặc tiêu chuẩn quốc tế. Việc lựa chọn tiêu chuẩn nào để áp dụng là hoàn toàn tự nguyện của nhà sản xuất. Tuy nhiên, theo quy định hiện hành, để sản phẩm hàng hóa được tự do lưu thông, mua bán, trao đổi thì chúng cần được nhà sản xuất, nhà nhập khẩu công bố chất lượng hàng hóa (công bố tiêu chuẩn áp dụng).
Đối với các sản phẩm hàng hóa có nguy cơ gây mất an toàn trong điều kiện vận chuyển, lưu giữ, sử dụng có tiềm ẩn nguy cơ gây hại cho con người, cho công trình và cho môi trường xung quanh (sản phẩm thuộc nhóm 2) thì các Bộ quản lý chuyên ngành hay các địa phương trực thuộc trung ương sẽ quy định cụ thể các tiêu chuẩn kỹ thuật và ban hành dưới dạng Quy Chuẩn Quốc Gia (QCVN) hay Quy chuẩn Địa phương (QCĐP) và yêu cầu bắt buộc áp dụng.
Như vậy, những hoạt động quan trọng nhất để đảm bảo chất lượng, an toàn của sản phẩm hàng hóa là:
- Tự nguyện: chứng nhận sản phẩm hàng hóa phù hợp tiêu chuẩn – Chứng nhận hợp chuẩn (CNHC) và/ hoặc công bố hợp chuẩn.
- Bắt buộc: chứng nhận sản phẩm hàng hóa phù hợp quy chuẩn – Chứng nhận hợp quy (CNHQ) và công bố hợp quy.
Cả hai hoạt động trên có quan hệ mật thiết và hầu như dựa trên các quy trình, phương thức chứng nhận tương tự nhau. Tuy nhiên, xét về quá trình, những hoạt động này được thiết lập theo những nguyên tắc, cơ sở và các hoạt động riêng biệt. CNHQ và công bố hợp quy đã trở thành một phần chính yếu của hệ thống hàng rào kỹ thuật, đảm bảo an toàn khi sử dụng sản phẩm của từng quốc gia còn CNHC được sử dụng rộng rãi trong việc bảo đảm chất lượng và lưu thông sản phẩm hàng hóa. Các cơ quan sử dụng sản phẩm hàng hóa xem việc CNHC và hoặc công bố hợp chuẩn như là hoạt động cơ bản để cung cấp bằng chứng về chất lượng của sản phẩm hàng hóa còn CNHQ và công bố hợp quy cung cấp bằng chứng về độ an toàn, đáp ứng yêu cầu pháp lý của sản phẩm hàng hóa trước khi sử dụng.
Hoạt động CNHQ sản phẩm hàng hóa VLXD và công bố hợp quy là một hoạt động theo quy định của pháp luật, hướng tới mục tiêu chung là quản lý chất lượng vật liệu xây dựng, một phần không nhỏ ảnh hưởng đến chất lượng công trình. Hoạt động này cũng là một trong những biện pháp vừa tăng cường sự vai trò quản lý của nhà nước vừa nâng cao nhận thức của tất cả các doanh nghiệp, đơn vị cá nhân có sản xuất kinh doanh nhập khẩu và lưu thông mặt hàng vật liệu xây dựng trong nước Việt Nam, tiến tới hòa nhập với quốc tế về mặt bằng chất lượng chung.
Tuy nhiên, việc nhận ra sự cần thiết và quan trọng của CNHQ và công bố hợp quy vẫn chưa được đánh giá đúng nên việc áp dụng chưa thực sự sâu rộng. Do vậy, cần tổ chức rất nhiều hoạt động để giới thiệu nhằm giúp doanh nghiệp hiểu rộng rãi hơn về các quy định liên quan đến hợp chuẩn, hợp quy để nâng cao nhận thức về ý nghĩa của việc quản lý chất lượng vật liệu xây dựng cũng như ảnh hưởng của công tác này đến định hướng phát triển chung của ngành vật liệu xây dựng nước ta.
QCVN16:2014/BXD là Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng ban hành theo Thông tư số 15/2014/TT-BXD ngày 15 tháng 9 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/11/2014 và thay thế QCVN 16:2011/BXD ban hành theo Thông tư số 11/2011/TT-BXD ngày 30/8/2011 của Bộ Xây dựng.
Các nhóm hàng hóa vật liệu xây dựng thuộc danh mục quy định tại Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 16:2014/BXD, bao gồm 10 nhóm sản phẩm sau:
- Nhóm sản phẩm clanhke xi măng và xi măng.
- Nhóm sản phẩm kính xây dựng.
- Nhóm sản phẩm phụ gia cho xi măng, bê tông và vữa.
- Nhóm sản phẩm vật liệu xây dựng chứa sợi vô cơ, sợi hữu cơ tổng hợp; sản phẩm nhôm và hợp kim nhôm định hình; ống nhựa polyvinyl clorua không hóa dẻo (PVC-U) và sản phẩm trên cơ sở gỗ.
- Nhóm sản phẩm sơn, vật liệu chống thấm và vật liệu xảm khe.
- Nhóm sản phẩm gạch, đá ốp lát.
- Nhóm sản phẩm sứ vệ sinh.
- Nhóm sản phẩm cốt liệu cho bê tông và vữa.
- Nhóm sản phẩm cửa sổ, cửa đi.
- Nhóm sản phẩm vật liệu xây.
So với QCVN 16:2011/BXD thì QCVN 16:2014/BXD có thay đổi/bổ sung một số nội dung chủ yếu sau:
- Phương thức chứng nhận: Các tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu sản phẩm, hàng hoá vật liệu xây dựng được lựa chọn Phương thức đánh giá 5 hoặc Phương thức đánh giá 7 theo Thông tư 28/2012/TT-BKHCN ngày 12/12/2012 của Bộ Khoa học và Công nghệ quy định về công bố hợp chuẩn, công bố hợp quy và phương thức đánh giá sự phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật.
- Mở rộng thêm 4 nhóm sản phẩm mới bao gồm nhóm sản phẩm sứ vệ sinh, nhóm sản phẩm cốt liệu cho bê tông và vữa, nhóm cửa sổ, cửa đi, nhóm sản phẩm vật liệu xây.
- Các nhóm sản phẩm đã quy định trong QCVN 16:2011/BXD cũng được bổ sung thêm sản phẩm mới, điều chỉnh chỉ tiêu chất lượng, cập nhật yêu cầu kỹ thuật theo tiêu chuẩn mới, quy định về số lượng mẫu hoặc loại bỏ bớt sản phẩm bắt buộc chứng nhận hợp quy, cụ thể như sau:
+ Nhóm sản phẩm clanhke xi măng và xi măng: loại bỏ nhóm xi măng nở và xi măng đóng rắn nhanh, điều chỉnh chỉ tiêu thử nghiệm các sản phẩm xi măng còn lại.
+ Nhóm sản phẩm kính xây dựng: loại bỏ kính gương và bổ sung kính phủ bức xạ thấp; quy định quy cách mẫu cần phải nhập khẩu kèm theo lô hàng được chứng nhận hợp quy; điều chỉnh chỉ tiêu thử nghiệm đối với kính màu hấp thụ nhiệt, kính phủ phản quang, kính lưới cốt thép.
+ Nhóm sản phẩm phụ gia cho xi măng, bê tông và vữa: nhóm phụ gia hoạt tính (tự nhiên và nhân tạo) và phụ gia đầy cho bê tông được thể hiện chung trong phụ gia khoáng cho bê tông đầm lăn – TCVN 8825:2011, bổ sung phụ gia tro bay hoạt tính cho bê tông, vữa xây và xi măng.
+ Nhóm sản phẩm vật liệu xây dựng chứa sợi vô cơ, sợi hữu cơ tổng hợp; sản phẩm nhôm và hợp kim nhôm định hình; ống nhựa polyvinyl clorua không hóa dẻo (PVC-U) và sản phẩm trên cơ sở gỗ: loại bỏ sản phẩm Amiăng crizôtin dùng cho sản xuất tấm sóng amiăng xi măng, Tấm lợp trên cơ sở chất kết dính polymer gia cường sợi vô cơ, sợi hữu cơ tổng hợp, ván gỗ dán và gỗ tự nhiên đã qua xử lý; bổ sung thêm sản phẩm ván sàn gỗ nhân tạo.
+ Nhóm sản phẩm sơn, vật liệu chống thấm và vật liệu xảm khe: loại bỏ sản phẩm sơn nhũ tương bitum polymer, sơn bitum cao su; điều chỉnh chỉ tiêu thử nghiệm đối với sản phẩm tấm trải chống thấm trên cơ sở bitum biến tính (bỏ chỉ tiêu độ bền kéo đứt và độ thấm nước thay bằng chỉ tiêu độ bền chọc thủng động), sản phẩm băng chặn nước gốc PVC (thay đổi chỉ tiêu độ bền hóa chất); bổ sung sản phẩm bột bả tường gốc ximăng poóc lăng, sơn epoxy, vật liệu chống thấm gốc xi măng – polymer.
+ Nhóm sản phẩm gạch, đá ốp lát: quy định chi tiết hơn về số lượng mẫu lấy cho từng nhóm kích thước và chủng loại gạch ốp lát; điều chỉnh chỉ tiêu thử nghiệm cụ thể hơn cho từng chủng loại gạch ốp lát, điều chỉnh chỉ tiêu thử nghiệm cho sản phẩm gạch terrazzo, đá ốp lát tự nhiên; bổ sung sản phẩm Gạch gốm ốp lát – Gạch ngoại thất Mosaic.
Ngoài ra, lưu ý nhóm Thép làm cốt bê tông thuộc QCVN 07:2011/BKHCN và các loại thép dùng trong xây dựng, công nghiệp còn lại cần đáp ứng yêu cầu của Thông tư 44/2013/TT-BCT-BKHCN.
Thực hiện
a) Phương thức chứng nhận hợp quy theo quy định tại QCVN 16:2014/BXD. Theo quy định tại QCVN 16:2014/BXD thì phương thức đánh giá sự phù hợp được tiến hành như sau:
- Phương thức 5: Được áp dụng cho sản phẩm của nhà sản xuất có Chứng chỉ hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001. Hiệu lực của giấy Chứng nhận hợp quy: 01 năm đối với sản phẩm nhập khẩu; 03 năm đối với sản phẩm được đánh giá tại nơi sản xuất và giám sát hàng năm thông qua việc thử nghiệm mẫu lấy tại nơi sản xuất hoặc trên thị trường.
- Phương thức 7: Được áp dụng cho từng lô sản phẩm sản xuất, nhập khẩu trên cơ sở thử nghiệm chất lượng mẫu đại diện của lô sản phẩm. Giấy Chứng nhận hợp quy chỉ có giá trị đối với từng lô sản phẩm
b) Phương thức chứng nhận hợp quy theo quy định tại Thông tư số 21/2011/TT-BKHCN ngày 22/09/2011:
- Đối với nhóm sản phẩm, hàng hóa được sản xuất trong nước phương thức đánh giá sự phù hợp thực hiện theo phương thức 5 (phụ lục 2 -Thông tư số 28/2012/TT-BKHCN ngày 12/12/2012 của Bộ Khoa học và Công nghệ).
- Đối với nhóm sản phẩm hàng hóa được nhập khẩu và tiêu thụ sử dụng trong nước thực hiện theo phương thức 7 (phụ lục 2 - Thông tư số 28/2012/TT-BKHCN ngày 12/12/2012 của Bộ Khoa học và Công nghệ).
c) Quy trình thực hiện:
Quy trình thực hiện CNHQ thông thường gồm các bước sau:
1- Khách hàng yêu cầu CNHQ và gửi hồ sơ, tài liệu liên quan đến sản phẩm hàng hóa cần CNHQ.
2- Tổ chức CNHQ xem xét hồ sơ, tài liệu.
3- Thỏa thuận điều kiện CNHQ: thời gian, địa điểm, phương thức, chi phí…
4- Thực hiện việc đánh giá, kiểm tra:
a. Đánh giá điều kiện sản xuất và đảm bảo chất lượng, kết hợp lấy mẫu sản phẩm điển hình tại nơi sản xuất để thử nghiệm (đối với phương thức 5), hoặc
b. Kiểm tra thực tế lô hàng, lấy mẫu sản phẩm điển hình từ lô hàng để thử nghiệm (phương thức 7).
5- Thử nghiệm trên mẫu điển hình theo yêu cầu của tiêu chuẩn chứng nhận.
6- Báo cáo kết quả đánh giá kết quả.
7- Xem xét, phê duyệt báo cáo.
8- Cấp Giấy CNHQ và Dấu hợp quy (CR) cho sản phẩm phù hợp.
9- Giám sát định kỳ sau chứng nhận (đối với phương thức 5) và lưu hồ sơ lịch sử chất lượng hàng hóa.
Ngoài ra, các quy trình CNHQ cũng có quy định riêng về xử lý các vi phạm liên quan đến sử dụng Giấy chứng nhận hợp quy, Dấu hợp quy và vi phạm về chất lượng sản phẩm hoặc hệ thống quản lý chất lượng sản phẩm.
Vietcert được Bộ Xây dựng chỉ định có thể được xem là đáp ứng yêu cầu về tổ chức CNHQ cho sản phẩm hàng hóa VLXD.
Trung tâm Giám định và Chứng nhận hợp chuẩn hợp quy - VietCert là Tổ chức chứng nhận phù hợp của Việt Nam được cấp phép hoạt động bởi Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Công thương, Bộ Xây dựng, Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn với các hoạt động chính: Đào tạo chuyên gia đánh giá chứng nhận sản phẩm, chuyên gia đánh giá chứng nhận các hệ thống quản lý; Chứng nhận sản phẩm, hàng hóa phù hợp tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN), tiêu chuẩn nước ngoài (JIS, ASTM, GOST, GB...), tiêu chuẩn khu vực (EN, CEN,...) và tiêu chuẩn quốc tế (ISO, IEC,...); Chứng nhận sản phầm, hàng hóa phù hợp quy chuẩn kỹ thuật; Chứng nhận VietGap; Chứng nhận các hệ thống quản lý phù hợp tiêu chuẩn ISO 9000, ISO 14000, ISO 22000, HACCP.
Vietcert tự hào là đơn vị cung cấp dịch vụ chứng nhận uy tín nhất hiện nay. Với đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, quy trình tư vấn, chăm sóc khách hàng bài bản, các thành viên trong công ty luôn nỗ lực hết mình chắc chắn sẽ đem đến cho quý khách hàng sự hài lòng tuyệt đối.Với mục tiêu trở thành tổ chức tư vấn chứng nhận số 1 Việt Nam và Quốc tế được khách hàng lựa chọn, Vietcert luôn đề cao chữ tín với phương châm “Chất lượng tạo niềm tin“. Để hiểu rõ hơn về dịch vụ chứng nhận và các dịch vụ khác của chúng tôi, bạn vui lòng liên hệ với địa chỉ sau để được tư vấn trực tiếp.
Liên hệ VietCert để được tư vấn tốt nhất:
Tp. Hà Nội: 0905. 209 089
Tp. HCM: 0905.527089
Tp. Đà Nẵng: 0914 020 795
Tp. Cần Thơ: 0903 561 159
Email:info@vietcert.org
Website: www.vietcert.org
Website: www.vietcert.org
-----------------------------------------------
TRUNG TÂM GIÁM ĐỊNH VÀ CHỨNG NHẬN HỢP CHUẨN HỢP QUY VIETCERT
- Nhà cung cấp dịch vụ chứng nhận sản phẩm hợp chuẩn; Chứng nhận sản phẩm hợp quy; chứng nhận các hệ thống quản lý ISO; Chứng nhận VietGAP trong lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi; giám định thương mại
- Dịch vụ đào tạo và sử dụng kiến thức sâu rộng về ngành để hỗ trợ các tổ chức khắc phục rủi ro và hoạt động trong môi trường kinh doanh năng động và đầy thử thách.
- Là đơn vị uy tín trên thị trường, hân hạnh được phục vụ hơn 14.000 khách hàng trong và ngoài nước.
- Đội ngũ chuyên gia đa lĩnh vực, đa ngành có sự hiểu biết toàn diện và kiến thức sâu rộng trong lĩnh vực chứng nhận sự phù hợp.
Ms Yến - Nhân viên kỹ thuật
Mail: vietcert.kythuat50@gmail.com
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét