QUY ĐỊNH MỚI NHẤT VỀ CÁCH GHI NHÃN
HÀNG HÓA PHÂN BÓN SẢN XUẤT, NHẬP KHẨU
HÀNG HÓA PHÂN BÓN SẢN XUẤT, NHẬP KHẨU
---------
Theo NĐ 43/2017/NĐ - CP ban hành ngày 14/4/2017 thay thế nghị định 89/2006/NĐ - CP về cách ghi nhãn hàng hóa.
Theo đó, cách ghi nhãn của các hàng hóa phân bón lưu hành trên thị trường phải đảm bảo các quy định trong NĐ:
1. Nội dung bắt buộc phải thể hiện với hàng hóa Phân bón:
- • Định lượng
- • Ngày sản xuất
- • Hạn sử dụng
- • Thành phàn hoặc thành lượng
- • Thông tin cảnh báo
- • Hướng dẫn sử dụng, bảo quản
2. Nội dung của nhãn phụ với hàng nhập khẩu
Nội dung được dịch ra từ nhãn chính, ghi đầy đủ thông tin và bổ sung các thông tin còn thiếu theo yêu cầu bắt buộc của loại hàng hóa đó.
3. Cách đặt tên thương mại của sản phẩm (Theo NĐ 202/2013/NĐ - CP về phân bón và cập nhật thêm theo bản dự thảo mới nhất thay thế nghị định 202)
- Không vi phạm đạo đức, thuần phong mỹ tục xã hội
- Không đặt tên chỉ gồm các chữ số
- không đặt trùng hoặc tương tự tới mức có khả năng gây nhầm lẫn với tên được ghi trên nhãn hiệu hàng hóa phân bón đã được đăng ký
- Gây nhầm lẫn về bản chất, công dụng của phân bón
*** Một số yêu cầu mới theo bản dự thảo mới thay thế nghị định 202 về quản lý phân bón để khách hàng có thể tham khảo, nhằm chuẩn bị bao nhãn cho hàng hóa sắp tới được phù hợp, tránh lãng phí:
Theo điều 40, 41, 42 trong bản dự thảo:
Điều 40. Nguyên tắc đặt tên
1. Tên thương phẩm của mỗi công thức thành phần, hàm lượng dinh dưỡng phân bón khi đăng ký không được trùng tên thương phẩm đã có trong Danh mục.
2. Tên thương phẩm không làm hiểu sai lệch về bản chất và công dụng của phân bón, phải thể hiện cách nhận biết về chủng loại phân bón, thành phần dinh dưỡng, thể hiện phương thức sử dụng bón lá hoặc bón rễ.
Điều 41. Nguyên tắc ghi nhãn phân bón
1. Phân bón lưu thông trong nước, xuất khẩu, nhập khẩu phải ghi nhãn phù hợp với quy định hiện hành về nhãn hàng hóa.
2. Nhãn phân bón phải được in trên bao bì phân bón ở vị trí dễ nhận biết, đầy đủ các nội dung quy định của nhãn mà không phải tháo rời các phần của bao gói.
3. Kích thước của nhãn phân bón do tổ chức, cá nhân tự xác định nhưng phải bảo đảm ghi đầy đủ nội dung bắt buộc theo quy định tại Điều 42 của Nghị định này.
4. Màu sắc của chữ, chữ số, hình vẽ, hình ảnh, dấu hiệu, ký hiệu, ghi trên nhãn phải rõ ràng.
Đối với những nội dung bắt buộc trên nhãn thì chữ, chữ số phải có màu tương phản với màu nền của nhãn (ví dụ: đen - trắng, đen - vàng nhạt, nâu đậm - trắng, xanh tím than - trắng).
Chữ in trên nhãn có cỡ tối thiều là 14 (point), phông chữ Times New Roman (hoặc tương đương), không in chữ dọc, chéo hoặc uốn lượn.
Nếu in các hình ảnh, hinh vẽ minh họa không được in chìm dưới các nội dung bắt buộc phải ghi trên nhãn.
5. Ngôn ngữ ghi trên nhãn phân bón phải được ghi bằng tiếng Việt.
Các nội dung sau đây có thể ghi bằng các ngôn ngữ khác có gốc chữ La-tinh: tên các thành phần dinh dưỡng, hàm lượng của phân bón trong trường hợp không dịch ra tiếng Việt; tên và địa chỉ tổ chức, cá nhân nước ngoài đăng ký, sản xuất phân bón.
6. Nội dung ghi trên nhãn phải trung thực, rõ ràng, chính xác, phản ánh đúng bản chất của phân bón (kể cả tờ hướng dẫn sử dụng), đúng với nội dung tại Phụ lục VI ban hành kèm theo Nghị định này và Quyết định công nhận phân bón được phép lưu hành.
Điều 42. Nội dung bắt buộc ghi trên nhãn phân bón thành phẩm
1. Loại phân bón;
2. Tên thương phẩm;
3. Tên, thành phần dinh dưỡng, hàm lượng;
4. Định lượng;
5. Số quyết định công nhận;
6. Ngày sản xuất;
7. Số lô sản xuất;
8. Hạn sử dụng;
9. Xuất xứ;
10. Thông tin tổ chức, cá nhân sản xuất phân bón;
11. Hướng dẫn sử dụng, hướng dẫn bảo quản;
12. Thông tin, cảnh báo an toàn.
--------------------------
Cần tư vấn, hỗ trợ thêm vui lòng liên hệ:
Ms Hiền: 0903 541 599
Mail: lamhien.vietcert@gmail.com
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét