Thứ Ba, 3 tháng 4, 2018

Chồng chéo trong kiểm dịch và kiểm tra an toàn thực phẩm nhập khẩu
--------------

Cán bộ Chi cục Kiểm dịch thực vật vùng 7 (Cục Bảo vệ thực vật, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) lấy mẫu kiểm tra chất lượng trái cây nhập khẩu tại cửa khẩu Tân Thanh (Lạng Sơn).
Theo phản ánh của nhiều doanh nghiệp nhập khẩu thực phẩm, các lô hàng thực phẩm đã qua chế biến công nghiệp, nhất là các sản phẩm sữa công nghiệp, vừa phải qua kiểm tra an toàn thực phẩm ( ATTP) vừa phải đăng ký kiểm dịch động, thực vật. Việc này gây tốn kém không đáng có về thời gian đăng ký, lưu kho bãi cũng như phí kiểm tra cho cả hai nội dung này.

PGS, TS Trần Đáng, nguyên Cục trưởng ATTP (Bộ Y tế) phân tích, căn cứ khoản 3, điều 63 của Luật ATTP về trách nhiệm của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN và PTNT) đã nêu rõ: Quản lý ATTP trong suốt quá trình sản xuất, thu gom, giết mổ, sơ chế, chế biến, bảo quản, vận chuyển, xuất khẩu, nhập khẩu, kinh doanh đối với ngũ cốc, thịt và các sản phẩm từ thịt, thủy sản và sản phẩm thủy sản, rau, củ, quả và sản phẩm rau, củ, quả, trứng và các sản phẩm từ trứng, sữa tươi nguyên liệu, mật ong và các sản phẩm từ mật ong, thực phẩm biến đổi gien, muối và các nông sản thực phẩm khác theo quy định của Chính phủ.

Như vậy, Bộ NN và PTNT chịu trách nhiệm trong suốt quá trình từ sản xuất ban đầu đến các sản phẩm cuối cùng có thành phần cấu tạo từ các sản phẩm trên. Trước khi có Luật ATTP, Bộ NN và PTNT đã ban hành các danh mục sản phẩm phải kiểm tra nhà nước về kiểm dịch thú y và kiểm dịch thực vật. Các lô hàng hỗn hợp gồm hai sản phẩm trở lên sẽ do một Bộ chỉ định cơ quan kiểm tra chuyên ngành. Cụ thể, nếu một lô hàng hỗn hợp, trong đó gồm sản phẩm tươi, sống phải qua kiểm dịch thì sẽ do các cơ quan kiểm tra được chỉ định của Bộ NN và PTNT thực hiện cho tất cả lô hàng đó.

Riêng các sản phẩm sữa công nghiệp, nội dung kiểm tra ATTP gồm cả an toàn về chất lượng hàng hóa (về dinh dưỡng và ghi nhãn hàng hóa) và vệ sinh thực phẩm. Các sản phẩm từ tinh bột và sữa không bổ sung vi chất dinh dưỡng thuộc trách nhiệm của Bộ Công thương và các sản phẩm bổ sung vi chất dinh dưỡng đã qua chế biến, bao gói sẵn thuộc trách nhiệm của Bộ Y tế. Cả hai nhóm sản phẩm này đều phải qua kiểm dịch và kiểm tra ATTP. Như vậy là vẫn còn tình trạng chồng chéo, kiểm tra hai lần đối với các sản phẩm này.

Theo thông lệ quốc tế, việc kiểm dịch bao gồm kiểm tra tác nhân gây bệnh dịch và kiểm tra vệ sinh, ATTP trong suốt quá trình chứ không chỉ khi xuất khẩu hay nhập khẩu. Do đó, các sản phẩm nhập khẩu sẽ chỉ được kiểm tra một lần bởi một cơ quan có thẩm quyền; các cây, con giống và sản phẩm tươi, sống (chưa qua chế biến công nghiệp) mới bắt buộc phải qua kiểm dịch để loại trừ các mối nguy, tác nhân có thể gây bệnh dịch qua đường tiếp xúc hoặc ăn uống. Các sản phẩm đã qua chế biến công nghiệp thì đã hết nguy cơ gây dịch bệnh, chỉ cần kiểm tra về chất lượng và vệ sinh, ATTP.

Kiểm dịch chỉ là một công đoạn trong công tác kiểm soát thú y. Động vật, thực vật còn sống thì có thể kiểm tra triệu chứng bệnh, giám sát sức khỏe trước khi đến lò mổ. Sản phẩm đã sơ chế thì còn kiểm nghiệm để phát hiện mối nguy có thể gây dịch bệnh hay không. Còn các sản phẩm qua chế biến nhiệt hơn 600C thì đã mất khả năng gây bệnh, gây dịch. Do vậy, công tác kiểm dịch đối với các sản phẩm này đang diễn ra một cách không đúng bản chất, gây tốn kém, không hiệu quả. Việc kiểm dịch chỉ cần tiến hành khi có chỉ định dịch tễ, tức là từ những vùng, lãnh thổ đã có dịch ở động, thực vật còn sống.

Kiểm tra, kiểm nghiệm tìm mối nguy, tác nhân gây bệnh dịch có trong sản phẩm hàng hóa sau thu hoạch, giết mổ rất phức tạp, khó phát hiện, khó hiệu quả. Quan trọng nhất và cũng khả thi là phải kiểm dịch đối với cây, con giống và động, thực vật còn sống vì chúng có thể lây lan dịch bệnh. Còn khi không có chỉ định dịch tễ thì sản phẩm tươi sống, sơ chế, nguyên liệu thực phẩm đã qua chế biến thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ NN và PTNT, chỉ cần kiểm tra về vệ sinh, an toàn thực phẩm mà không cần kiểm dịch.

Để tránh chồng chéo mà vẫn bảo đảm sản phẩm nhập khẩu an toàn, cần phân biệt rõ các tiêu chí của thuật ngữ kiểm dịch với ATTP. Sau đó cần rà soát lại danh mục những sản phẩm kiểm dịch để loại bỏ bớt các sản phẩm mà việc tìm tác nhân gây bệnh là không khả thi.

Cần thêm bất kỳ thông tin gì, xin anh vui lòng liên hệ theo địa chỉ bên dưới. Vietcert hy vọng có cơ hội được cung cấp dịch vụ chứng nhận sản phẩm vượt trội đến Quý khách hàng.
Vietcert rất hân hạnh khi được hợp tác cùng Quý khách hàng.
Trân trọng cảm ơn!
--------
Thanks and Best regards,
---------------------------------------------------------------------
Trung tâm Giám định và Chứng nhận hợp chuẩn hợp quy Vietcert
Ms Minh- Phụ trách kinh doanh
Hotline : 0905305979

Email: Vietcert.kd61@gmail.com

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét