Thứ Hai, 26 tháng 3, 2018

AN TOÀN THỰC PHẨM NÊN QUẢN LÝ TỪ ĐẦU RA
------------------

Cơ quan quản lý sẽ khó làm xuể nếu tập trung kiểm soát thực phẩm lưu hành trên thị trường, nhất là với những người bán hàng rong, kinh doanh nhỏ lẻ. Giải pháp hiệu quả nhất là kiểm soát chặt chẽ từ đầu ra, dựa vào cộng đồng doanh nghiệp để xây dựng các vùng sản xuất lớn, giúp quản lý an toàn thực phẩm thuận lợi hơn.
Phạt hàng rong là bất khả thi
Những gánh hàng rong, điểm kinh doanh thức ăn nhỏ lẻ chỉ đáp ứng một phần nhu cầu ăn uống của người dân. Nhưng khu vực này lại có tính nhạy cảm cao, khi phục vụ nhu cầu ăn uống cho đối tượng yếu thế trong xã hội (học sinh, sinh viên, người làm nghề tự do, thu nhập thấp…).
Vì lẽ này, các tỉnh, thành phố đều chú ý triển khai các biện pháp quản lý an toàn thực phẩm với thức ăn đường phố. Song dường như chưa bao giờ xã hội hết lo, thậm chí nay phát hiện sản phẩm này có chất độc, thì mai lại có sản phẩm khác gây nguy hại không kém đến sức khỏe học sinh, sinh viên, người lao động.
Các gánh hàng rong, điểm phục vụ thức ăn nhỏ lẻ có nguy cơ mất an toàn thực phẩm cao không phải do người kinh doanh thiếu kiến thức. Họ hầu hết đều tham gia ký cam kết với chính quyền địa phương về việc bảo đảm vệ sinh thực phẩm.
Vì lợi nhuận và với tâm lý “được chăng, hay chớ”, nên không có sự kiểm tra của cơ quan chức năng, các điểm kinh doanh này đều sẵn sàng bỏ qua các yêu cầu về bảo đảm an toàn thực phẩm. Người tiêu dùng không ít lần thấy cảnh người bán quên bỏ găng tay dùng khi thái thịt sống ra, để bốc thức ăn chín. Một phần nguyên nhân là do không có áp lực buộc họ phải chấp hành quy định về bảo đảm an toàn thực phẩm.
Vì sao đã triển khai nhiều biện pháp quản lý hàng rong, điểm kinh doanh nhỏ lẻ, mà nguy cơ mất an toàn thực phẩm vẫn cao? Theo đại diện Sở Y tế và Sở Công thương tỉnh Bình Dương, một gánh hàng rau lấy hàng từ 20 cơ sở khác nhau, nên rất khó truy đến cùng nơi vi phạm, để xử phạt đúng người, đúng tội.
Trong khi đó, kết quả test nhanh chưa được các bộ, ngành công nhận, nên chưa thể trở thành căn cứ quy kết trách nhiệm của đơn vị sản xuất, bán hàng vi phạm. Việc thực hiện ký cam kết giữa những đơn vị sản xuất, kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ với chính quyền địa phương chưa tạo ra trách nhiệm pháp lý, thiếu tính ràng buộc.
Từ thực tế địa phương, Phó Chủ tịch UBND TP. Hồ Chí Minh Nguyễn Thị Thu cho rằng, không dễ thực hiện việc quản lý an toàn thực phẩm với thức ăn đường phố. Nguyên nhân chính do người kinh doanh không có địa chỉ thường trú cố định, nên khó quản lý, hướng dẫn, xác nhận kiến thức an toàn thực phẩm, cũng như xử lý vi phạm hành chính.
Thậm chí, Nghị định số 178 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm an toàn thực phẩm đưa ra mức phạt từ 30 – 50 triệu đồng với hành vi bán ra thị trường thực phẩm có chứa chất độc hại hay nhiễm chất độc hại là không khả thi khi áp dụng cho đối tượng kinh doanh nhỏ lẻ, bán hàng rong.
Kiểm soát chặt từ khâu đầu tiên
Đến nay, trên cơ sở thực hiện quy định của Luật An toàn thực phẩm, hệ thống cơ quan, con người quản lý an toàn thực phẩm đã được tổ chức, kiện toàn trong 3 cấp tỉnh, huyện và xã, nhưng vẫn chưa thể đáp ứng được nhu cầu. Theo phản ánh của nhiều địa phương, số cơ sở sản xuất nhỏ lẻ quá lớn nên không thể kiểm tra hết được, dù biết những nơi này không đầu tư nhiều, hay sử dụng phương pháp “phi truyền thống” (sử dụng hóa chất ngoài danh mục), có thể ảnh hưởng đến chất lượng, an toàn thực phẩm.
Trong khi đó, việc thiếu cán bộ làm công tác thanh tra – kiểm tra là tình trạng phổ biến ở nhiều tỉnh, thành phố trên cả nước. Theo báo cáo của các tỉnh Bình Dương, Đồng Nai, do thiếu cán bộ nên mới kiểm tra, giám sát được xấp xỉ 50% tổng số cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm trên địa bàn.
Tình trạng nhân lực như vậy nên chắc chắn cơ quan chức năng sẽ khó có thể hoàn thành nhiệm vụ nếu chạy theo nơi kinh doanh thực phẩm, nhất là các gánh hàng rong. Do đó, PGS. Nguyễn Duy Thịnh, Viện Công nghệ sinh học và Công nghệ thực phẩm, Đại học Bách khoa Hà Nội cho rằng, bên cạnh tăng cường thanh tra, kiểm tra cần chú ý kiểm soát khâu đầu vào.
Điều này cũng phù hợp với thông lệ quốc tế, chỉ tập trung kiểm soát ở khâu canh tác, chăn nuôi. An toàn thực phẩm cũng được kiểm soát trong suốt quá trình sơ chế, chế biến, bảo quản, phân phối tiếp theo. “Đây là trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước, chứ không phải trách nhiệm của người tiêu dùng. Nếu vẫn coi đây là một nhiệm vụ của cả người tiêu dùng sẽ không thể thực hiện thành công việc ngăn chặn thực phẩm bẩn” – PGS. Nguyễn Duy Thịnh nhấn mạnh.
Đành rằng quản lý an toàn thực phẩm phải theo chuỗi, từ sản xuất, chế biến đến phân phối hàng hóa, song gốc của thực phẩm vẫn phải từ mảnh ruộng, chuồng nuôi. Vì thế, để bảo đảm quyền được ăn sạch, uống sạch của người dân, thì trước mắt có lẽ cần tập trung chấn chỉnh từ khâu sản xuất thực phẩm.
Nhưng nếu vẫn duy trì sản xuất nhỏ lẻ sẽ khó có thể kiểm soát an toàn thực phẩm, mà nông dân cũng không có đủ kỹ năng và tiềm lực tài chính để thực hiện sản xuất lớn. Yêu cầu này chỉ có thể thực hiện được bởi cộng đồng doanh nghiệp, vì có đủ khả năng quản trị, tài chính để triển khai sản xuất lớn. Nhiệm vụ của cơ quan quản lý nhà nước là đưa ra và thực hiện chính xác các giải pháp để thu hút cộng đồng doanh nghiệp tham gia đầu tư vào nông nghiệp.
Cần thêm bất kỳ thông tin gì, xin anh vui lòng liên hệ theo địa chỉ bên dưới. Vietcert hy vọng có cơ hội được cung cấp dịch vụ chứng nhận sản phẩm vượt trội đến Quý khách hàng.
Vietcert rất hân hạnh khi được hợp tác cùng Quý khách hàng.
Trân trọng cảm ơn!
--------
Thanks and Best regards,
---------------------------------------------------------------------
Trung tâm Giám định và Chứng nhận hợp chuẩn hợp quy Vietcert
Ms Minh- Phụ trách kinh doanh
Hotline : 0905305979
Email: Vietcert.kd61@gmail.com


Cơ quan quản lý sẽ khó làm xuể nếu tập trung kiểm soát thực phẩm lưu hành trên thị trường, nhất là với những người bán hàng rong, kinh doanh nhỏ lẻ. Giải pháp hiệu quả nhất là kiểm soát chặt chẽ từ đầu ra, dựa vào cộng đồng doanh nghiệp để xây dựng các vùng sản xuất lớn, giúp quản lý an toàn thực phẩm thuận lợi hơn.
Phạt hàng rong là bất khả thi
Những gánh hàng rong, điểm kinh doanh thức ăn nhỏ lẻ chỉ đáp ứng một phần nhu cầu ăn uống của người dân. Nhưng khu vực này lại có tính nhạy cảm cao, khi phục vụ nhu cầu ăn uống cho đối tượng yếu thế trong xã hội (học sinh, sinh viên, người làm nghề tự do, thu nhập thấp…).
Vì lẽ này, các tỉnh, thành phố đều chú ý triển khai các biện pháp quản lý an toàn thực phẩm với thức ăn đường phố. Song dường như chưa bao giờ xã hội hết lo, thậm chí nay phát hiện sản phẩm này có chất độc, thì mai lại có sản phẩm khác gây nguy hại không kém đến sức khỏe học sinh, sinh viên, người lao động.
Các gánh hàng rong, điểm phục vụ thức ăn nhỏ lẻ có nguy cơ mất an toàn thực phẩm cao không phải do người kinh doanh thiếu kiến thức. Họ hầu hết đều tham gia ký cam kết với chính quyền địa phương về việc bảo đảm vệ sinh thực phẩm.
Vì lợi nhuận và với tâm lý “được chăng, hay chớ”, nên không có sự kiểm tra của cơ quan chức năng, các điểm kinh doanh này đều sẵn sàng bỏ qua các yêu cầu về bảo đảm an toàn thực phẩm. Người tiêu dùng không ít lần thấy cảnh người bán quên bỏ găng tay dùng khi thái thịt sống ra, để bốc thức ăn chín. Một phần nguyên nhân là do không có áp lực buộc họ phải chấp hành quy định về bảo đảm an toàn thực phẩm.
Vì sao đã triển khai nhiều biện pháp quản lý hàng rong, điểm kinh doanh nhỏ lẻ, mà nguy cơ mất an toàn thực phẩm vẫn cao? Theo đại diện Sở Y tế và Sở Công thương tỉnh Bình Dương, một gánh hàng rau lấy hàng từ 20 cơ sở khác nhau, nên rất khó truy đến cùng nơi vi phạm, để xử phạt đúng người, đúng tội.
Trong khi đó, kết quả test nhanh chưa được các bộ, ngành công nhận, nên chưa thể trở thành căn cứ quy kết trách nhiệm của đơn vị sản xuất, bán hàng vi phạm. Việc thực hiện ký cam kết giữa những đơn vị sản xuất, kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ với chính quyền địa phương chưa tạo ra trách nhiệm pháp lý, thiếu tính ràng buộc.
Từ thực tế địa phương, Phó Chủ tịch UBND TP. Hồ Chí Minh Nguyễn Thị Thu cho rằng, không dễ thực hiện việc quản lý an toàn thực phẩm với thức ăn đường phố. Nguyên nhân chính do người kinh doanh không có địa chỉ thường trú cố định, nên khó quản lý, hướng dẫn, xác nhận kiến thức an toàn thực phẩm, cũng như xử lý vi phạm hành chính.
Thậm chí, Nghị định số 178 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm an toàn thực phẩm đưa ra mức phạt từ 30 – 50 triệu đồng với hành vi bán ra thị trường thực phẩm có chứa chất độc hại hay nhiễm chất độc hại là không khả thi khi áp dụng cho đối tượng kinh doanh nhỏ lẻ, bán hàng rong.
Kiểm soát chặt từ khâu đầu tiên
Đến nay, trên cơ sở thực hiện quy định của Luật An toàn thực phẩm, hệ thống cơ quan, con người quản lý an toàn thực phẩm đã được tổ chức, kiện toàn trong 3 cấp tỉnh, huyện và xã, nhưng vẫn chưa thể đáp ứng được nhu cầu. Theo phản ánh của nhiều địa phương, số cơ sở sản xuất nhỏ lẻ quá lớn nên không thể kiểm tra hết được, dù biết những nơi này không đầu tư nhiều, hay sử dụng phương pháp “phi truyền thống” (sử dụng hóa chất ngoài danh mục), có thể ảnh hưởng đến chất lượng, an toàn thực phẩm.
Trong khi đó, việc thiếu cán bộ làm công tác thanh tra – kiểm tra là tình trạng phổ biến ở nhiều tỉnh, thành phố trên cả nước. Theo báo cáo của các tỉnh Bình Dương, Đồng Nai, do thiếu cán bộ nên mới kiểm tra, giám sát được xấp xỉ 50% tổng số cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm trên địa bàn.
Tình trạng nhân lực như vậy nên chắc chắn cơ quan chức năng sẽ khó có thể hoàn thành nhiệm vụ nếu chạy theo nơi kinh doanh thực phẩm, nhất là các gánh hàng rong. Do đó, PGS. Nguyễn Duy Thịnh, Viện Công nghệ sinh học và Công nghệ thực phẩm, Đại học Bách khoa Hà Nội cho rằng, bên cạnh tăng cường thanh tra, kiểm tra cần chú ý kiểm soát khâu đầu vào.
Điều này cũng phù hợp với thông lệ quốc tế, chỉ tập trung kiểm soát ở khâu canh tác, chăn nuôi. An toàn thực phẩm cũng được kiểm soát trong suốt quá trình sơ chế, chế biến, bảo quản, phân phối tiếp theo. “Đây là trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước, chứ không phải trách nhiệm của người tiêu dùng. Nếu vẫn coi đây là một nhiệm vụ của cả người tiêu dùng sẽ không thể thực hiện thành công việc ngăn chặn thực phẩm bẩn” – PGS. Nguyễn Duy Thịnh nhấn mạnh.
Đành rằng quản lý an toàn thực phẩm phải theo chuỗi, từ sản xuất, chế biến đến phân phối hàng hóa, song gốc của thực phẩm vẫn phải từ mảnh ruộng, chuồng nuôi. Vì thế, để bảo đảm quyền được ăn sạch, uống sạch của người dân, thì trước mắt có lẽ cần tập trung chấn chỉnh từ khâu sản xuất thực phẩm.
Nhưng nếu vẫn duy trì sản xuất nhỏ lẻ sẽ khó có thể kiểm soát an toàn thực phẩm, mà nông dân cũng không có đủ kỹ năng và tiềm lực tài chính để thực hiện sản xuất lớn. Yêu cầu này chỉ có thể thực hiện được bởi cộng đồng doanh nghiệp, vì có đủ khả năng quản trị, tài chính để triển khai sản xuất lớn. Nhiệm vụ của cơ quan quản lý nhà nước là đưa ra và thực hiện chính xác các giải pháp để thu hút cộng đồng doanh nghiệp tham gia đầu tư vào nông nghiệp.

Cần thêm bất kỳ thông tin gì, xin anh vui lòng liên hệ theo địa chỉ bên dưới. Vietcert hy vọng có cơ hội được cung cấp dịch vụ chứng nhận sản phẩm vượt trội đến Quý khách hàng.
Vietcert rất hân hạnh khi được hợp tác cùng Quý khách hàng.
Trân trọng cảm ơn!
--------
Thanks and Best regards,
---------------------------------------------------------------------
Trung tâm Giám định và Chứng nhận hợp chuẩn hợp quy Vietcert
Ms Minh- Phụ trách kinh doanh
Hotline : 0905305979
Email: Vietcert.kd61@gmail.com

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét