Thứ Tư, 13 tháng 9, 2017

XIN GIẤY PHÉP NHẬP KHẨU Ở ĐÂU???

XIN GIẤY PHÉP NHẬP KHẨU CHO HÀNG MẪU
 PHÂN BÓN KHẢO NGHIỆM 
-----------o_o---------

- Bạn đang không biết làm thế nào để nhập các sản phẩm phân bón mới, phân bón hữu cơ? 
 - Bạn không biết hồ sơ xin giấy phép nhập khẩu cần những gì, nộp ở đâu ?
-Những loại hàng nào sẽ phải xin giấy phép nhập khẩu?

   Tất cả sẽ được trả lời trong thông tư 04/2015/TT - BNPTNT 


1. Những loại phân bón cần xin giấy phép nhập khẩu: 


Điều 27. Nhập khẩu phân bón 

1. Nhập khẩu có giấy phép
Thương nhân nhập khẩu phân bón thuộc các trường hợp dưới đây phải có Giấy phép:
a) Phân bón để khảo nghiệm;
b) Phân bón chuyên dùng cho sân thể thao, khu vui chơi giải trí;
c) Phân bón chuyên dùng của các công ty có vốn đầu tư nước ngoài để phục vụ cho sản xuất trong phạm vi của công ty; sử dụng trong các dự án của nước ngoài tại Việt Nam, làm quà tặng, làm hàng mẫu;
d) Phân bón tham gia hội chợ, triển lãm;
đ) Phân bón hoặc nguyên liệu để sản xuất các loại phân bón có tên trong Danh sách phân bón đã công bố hợp quy;

e) Phân bón phục vụ nghiên cứu khoa học



2. Hồ sơ xin giấy phép nhập khẩu 


Theo Điều 28. Thành phần hồ sơ, cơ quan cấp Giấy phép nhập khẩu phân bón

1. Thành phần hồ sơ: 
a) Đơn đăng ký nhập khẩu phân bón theo mẫu số 05/TT ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Tờ khai kỹ thuật theo mẫu số 06/TT ban hành kèm theo Thông tư này;
c) Bản sao chụp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (đối với trường hợp phải đăng ký) hoặc Giấy chứng nhận đầu tư (đối với trường hợp doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài); chứng minh thư hoặc hộ chiếu (đối với các cá nhân); bản sao chứng thực hoặc bản sao chụp mang theo bản chính để đối chiếu văn bản phê duyệt chương trình, dự án đầu tư của cơ quan nhà nước có thẩm quyền (đối với trường hợp dự án của nước ngoài tại Việt Nam) hoặc chương trình, dự án được doanh nghiệp phê duyệt theo quy định pháp luật; 
d) Bản tiếng nước ngoài giới thiệu thành phần, hàm lượng các chất dinh dưỡng, công dụng, hướng dẫn sử dụng, các cảnh báo kèm theo bản dịch sang tiếng Việt có chữ ký và dấu xác nhận của cơ quan dịch thuật hoặc của đơn vị đăng ký nhập khẩu;
đ) Trường hợp nhập khẩu phân bón theo quy định tại điểm a, b, c khoản 1 Điều 27 của Thông tư này: ngoài các văn bản, tài liệu quy định tại điểm a, b, c, d Khoản này, thương nhân phải nộp bản sao chứng thực hoặc bản sao chụp mang theo bản chính để đối chiếu, kèm theo bản dịch ra tiếng Việt có xác nhận của cơ quan dịch thuật hoặc của đơn vị đăng ký nhập khẩu Giấy chứng nhận lưu hành tự do (Certificate of Free Sale – CFS) do nước xuất khẩu cấp hoặc Giấy xác nhận phù hợp quy chuẩn hoặc Giấy xác nhận sản phẩm không nằm trong danh mục có chất cấm sử dụng của nước xuất khẩu hoặc bằng độc quyền sáng chế (Patent) đối với nhập khẩu để khảo nghiệm;  
e) Trường hợp nhập khẩu phân bón theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 27 của Thông tư này: ngoài các văn bản, tài liệu quy định tại điểm a, b, c, d Khoản này, thương nhân phải nộp bổ sung Giấy xác nhận hoặc Giấy mời tham gia hội chợ, triển lãm tại Việt Nam.
2. Thời gian bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ chưa đầy đủ: Không quá 03 (ba) tháng kể từ ngày nộp hồ sơ lần đầu. Nếu quá thời hạn trên, Thương nhân không bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ thì phải nộp hồ sơ mới. 
3. Cơ quan thực hiện: Cục Trồng trọt 
- Nơi tiếp nhận hồ sơ: Bộ phận “một cửa” – Văn phòng Cục Trồng trọt 
- Địa chỉ:   Số 2 Ngọc Hà – Ba Đình – Hà Nội.
- Điện thoại:          04.3823.4651               Fax: 04.3734.4967
- Email:   vanphongctt@gmail.com

   Hiện nay, theo bản dự thảo luật thay thế NĐ 202/2013/NĐ - CP về quản lý phân bón, việc cấp GP nhập khẩu sẽ do Cục bảo vệ thực vật  chứ không còn là Cục trồng trọt phụ trách. Vì thế, bạn nên gọi điện trực tiếp ra cục BVTV để hỏi về hồ sơ, và nơi nộp hồ sơ.


------------------

Cần thêm thông tin, hay cần tư vấn hỗ trợ xin vui lòng liên hệ
Ms. Hiền – 0903 541 599
Mail: Lamhien.vietcert@gmail.com
PHÒNG PHÂN BÓN , THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét